Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Thanh Hương
Mặc định
Lớn hơn
Khô khớp ngón tay không điều trị sớm có thể tiến triển thành viêm khớp hoặc thoái hóa khớp. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị khô khớp ngón tay.
Khô khớp ngón tay là một biểu hiện thường gặp trong nhóm bệnh lý xương khớp, đặc biệt phổ biến ở đối tượng trung niên và người cao tuổi, liên quan đến suy giảm dịch khớp và chức năng sụn khớp. Bệnh xảy ra khi dịch khớp suy giảm, khiến sụn khớp mất độ trơn tru, gây đau và cứng khớp. Nếu không kiểm soát tốt, tình trạng này có thể dẫn đến biến dạng khớp và suy giảm chức năng vận động của ngón tay. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị khô khớp ngón tay ngay trong bài viết này bạn nhé!
Khô khớp ngón tay là tình trạng giảm tiết dịch khớp, gây khó khăn khi cử động và có thể kèm theo đau, cứng khớp. Dịch khớp đóng vai trò bôi trơn và nuôi dưỡng sụn khớp, giúp giảm ma sát khi vận động. Khi dịch khớp suy giảm, sụn khớp mất đi độ trơn tru, làm tăng nguy cơ thoái hóa và viêm khớp.
Nguyên nhân gây khô khớp ngón tay có thể bao gồm:
Dưới đây là các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân khô khớp ngón tay.
Khô khớp ngón tay nếu không được điều trị có thể khiến người bệnh cảm thấy đau hoặc khó khăn khi thực hiện các hoạt động thường ngày. Khô khớp kéo dài làm sụn khớp bị bào mòn, dẫn đến thoái hóa khớp sớm. Khi đó, xương dưới sụn cũng bị ảnh hưởng, gây biến dạng bề mặt khớp, làm mất chức năng vận động. Từ cầm, nắm đồ vật, đánh máy hoặc cử động ngón tay cũng không được dễ dàng như trước.
Khi sụn khớp bị hư hại, cơ thể phản ứng bằng cách hình thành gai xương để tăng diện tích tiếp xúc giữa các đầu xương. Tuy nhiên, gai xương này có thể chèn ép dây thần kinh, gây đau nhức, tê bì ngón tay và thậm chí làm biến dạng khớp. Khô khớp tiến triển đến giai đoạn nặng, khớp có thể bị mất chức năng hoàn toàn, dẫn đến tàn phế vĩnh viễn.
Để chẩn đoán khô khớp ngón tay, bác sĩ sẽ khám lâm sàng để kiểm tra mức độ cử động, dấu hiệu đau nhức, sưng viêm… của khớp. Bệnh nhân cũng có thể cần thực hiện các bài kiểm tra linh hoạt để đánh giá khả năng vận động của khớp ngón tay. Chụp X-quang sẽ giúp xác định tình trạng bào mòn sụn, hẹp khe khớp và tổn thương xương dưới sụn. Siêu âm hoặc MRI cũng có thể được chỉ định để phát hiện tình trạng viêm bao hoạt dịch, giảm dịch khớp và tổn thương mô mềm quanh khớp.
Cách điều trị khô khớp ngón tay sẽ tùy vào mức độ khô khớp. Mục tiêu của điều trị là giảm triệu chứng, bảo vệ sụn khớp và duy trì vận động của khớp ngón tay. Các biện pháp điều trị chủ yếu thường là:
Các bài tập cử động ngón tay giúp kích thích sản sinh dịch khớp, cải thiện độ linh hoạt. Massage khớp và chườm ấm giúp giảm đau, tăng tuần hoàn máu, hỗ trợ khớp hoạt động trơn tru.
Người bệnh có thể được tư vấn dùng thuốc bổ xương khớp glucosamine, collagen type II, chondroitin để hỗ trợ tái tạo sụn khớp. Thuốc giảm đau (Paracetamol, NSAIDs) hoặc thuốc chống viêm được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân có triệu chứng đau nhức khó chịu.
Sóng siêu âm hoặc tia laser được sử dụng để kích thích tái tạo mô sụn, giảm viêm và đau nhức. Kéo giãn khớp ngón tay giúp tăng cường khả năng vận động của khớp và giảm cứng khớp. Việc thực hiện đều đặn các phương pháp này giúp phục hồi chức năng khớp hiệu quả.
Trong trường hợp khô khớp tiến triển nặng, can thiệp y khoa là biện pháp cần thiết để giảm đau và phục hồi chức năng khớp. Tiêm dịch nhờn khớp (Acid Hyaluronic) giúp bôi trơn khớp, giảm ma sát và cải thiện vận động. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả với những bệnh nhân bị thoái hóa khớp.
Nếu khớp bị tổn thương nghiêm trọng, phẫu thuật thay khớp có thể được chỉ định để khôi phục chức năng vận động, giảm đau và cải thiện chất lượng sống. Việc lựa chọn phương pháp điều trị cần dựa trên mức độ tổn thương và chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
Khô khớp ngón tay có thể kiểm soát tốt nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng cách. Việc nhận diện sớm triệu chứng giúp bệnh nhân có hướng điều trị phù hợp, tránh biến chứng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần duy trì vận động, bổ sung dinh dưỡng hợp lý và tuân thủ hướng dẫn điều trị để bảo vệ chức năng vận động của khớp lâu dài.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.