Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bàn tay gió thổi là biến chứng của bệnh gì? Do nguyên nhân nào?

Ngày 20/08/2024
Kích thước chữ

Bạn đã bao giờ nghe qua cụm từ “Bàn tay gió thổi” hay chưa? Thực chất, bàn tay gió thổi chính là biến chứng của bệnh lý. Vậy, cụ thể, bàn tay gió thổi là gì? Nguyên nhân nào gây ra tình trạng bàn tay gió thổi?

Theo đó, bàn tay gió thổi chính là biến chứng điển hình của bệnh lý viêm khớp dạng thấp giai đoạn muộn. Ở giai đoạn này, người bệnh gần như mất hoàn toàn chức năng cầm nắm của tay. Để biết thêm một số thông tin có liên quan về bàn tay gió thổi, mời bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Bàn tay gió thổi là gì?

Bàn tay gió thổi hay ngón tay hình lạc đà, ngón tay hình cổ cò đều là những tình trạng khớp ngón tay bị cong vẹo, biến dạng do biến chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp lâu năm gây ra. Trong đó, bàn tay gió thổi sẽ khiến cho gân bị mòn dần, dây chằng đứt rách, ngoài ra còn có rất nhiều trường hợp có thể bị trượt gân ngón tay.

Viêm khớp dạng thấp chính là bệnh lý viêm xương khớp tự miễn xảy ra do hệ miễn dịch tấn công nhầm vào các mô khỏe mạnh, từ đó gây đau, sưng khớp kéo dài. Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến các chức năng vận động của hệ xương khớp mà còn tác động xấu đến cả tim, mạch máu, phổi cũng như các cơ quan nội tạng khác, đe dọa đến sức khỏe người bệnh. Biến chứng bàn tay gió thổi có thể gặp ở tất cả những người bị viêm khớp dạng thấp, đặc biệt ở nhóm người bệnh trung niên là nữ giới.

Bàn tay gió thổi là biến chứng của bệnh gì?1
Bàn tay gió thổi là biến chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp ở giai đoạn nặng

Biểu hiện thường gặp của tình trạng bàn tay gió thổi

Khi bị bàn tay gió thổi, biểu hiện thường gặp nhất ở người bệnh đó chính là đau, sưng đỏ da các khớp nhỏ như cổ tay, bàn tay, ngón tay, ngón chân, khuỷu tay, bàn chân, đầu gối,... trong khoảng thời gian từ 6 tuần trở lên.

Ngoài sưng đau các khớp ra thì rất nhiều người bệnh còn gặp phải tình trạng cứng các khớp vào sáng sớm, đặc biệt là các khớp ngón tay và khớp gối. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do ban đêm không vận động khiến cho các khớp bị khô cứng, gây cử động khó khăn. Người bệnh sẽ cần phải mát xa khớp khoảng 15 đến 30 phút thì mới có thể di chuyển các khớp trở lại.

Nếu bệnh đã nặng nhưng không được kiểm soát trong thời gian dài thì các tổn thương sẽ dần ăn mòn đến phần mềm xung quanh khớp bàn ngón, gây ra tình trạng trật khớp, khiến cho các ngón tay nghiêng trụ. Khớp bàn ngón chịu trách nhiệm nối ngón tay với bàn tay và có tính ổn định ít hơn khớp ngón tay. Do đó, khi viêm bao hoạt dịch và tổn thương sụn khớp diễn ra trong một thời gian dài sẽ gây kéo giãn bao hoạt dịch, kéo dãn dây chằng, làm cho khớp trở nên mất ổn định. Không chỉ có thế, bao hoạt dịch khớp cổ tay, mỏm trâm trụ và đầu xương thuyền cũng sẽ bị tổn thương, khớp cổ tay dần bị lỏng, các gân mất cân bằng và nghiêng trụ khớp bàn ngón. Một khi các ngón tay bị nghiêng lệch thì độ chịu lực sẽ không thể cân bằng, từ đó làm mòn dây chằng, gân và gây trượt gân ngón tay. Các khớp bàn ngón lúc này đều đã bị cong vẹo, biến dạng và mất hoàn toàn chức năng cầm nắm bình thường.

Bàn tay gió thổi là biến chứng của bệnh gì?2
Bàn tay gió thổi khiến cho tay người bệnh sưng đau, biến dạng và mất chức năng cầm nắm

Nguyên nhân gây ra tình trạng bàn tay gió thổi

Như đã đề cập qua ở phần trên, bàn tay gió thổi chính là một trong những biến chứng của bệnh lý viêm khớp dạng thấp. Viêm khớp dạng thấp tiến triển nặng sẽ làm cho các khớp xương bị biến dạng còn các sụn khớp thì bị bào mòn. Từ đó, cơ xương khớp không còn khả năng hoạt động một cách bình thường. Theo kết quả của các thống kê cho thấy, người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp khả năng cao sẽ bị bàn tay gió thổi nếu để bệnh tiến triển đến giai đoạn 3, giai đoạn 4.

Cho tới hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa thể nào xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, sẽ có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Giới tính: Bệnh viêm khớp dạng thấp có liên quan mật thiết tới giới tính và lứa tuổi. Bệnh sẽ thường gặp ở phụ nữ có độ tuổi từ 30 trở lên.
  • Do di truyền: Nếu trong gia đình có người có tiền sử mắc bệnh viêm khớp dạng thấp thì khả năng cao con cháu của họ cũng sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn những người khác.
  • Môi trường sống: Môi trường sống với độ ẩm cao, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển cũng là một yếu tố nguy cơ gây bệnh viêm khớp dạng thấp. Hoặc phải sinh sống, làm việc trong môi trường có nhiều hóa chất, khói thuốc cũng sẽ làm cho hệ miễn dịch bị rối loạn, tăng nguy cơ mắc bệnh.

Để tránh biến chứng bàn tay gió thổi, không còn cách nào khác ngoài việc kiểm soát tốt bệnh viêm khớp dạng thấp. Vì là căn bệnh tự miễn không thể chữa khỏi dứt điểm nên các phương pháp điều trị bệnh sẽ chỉ có thể cải thiện các triệu chứng, ổn định tình trạng bệnh và ngăn ngừa các biến chứng xảy ra. Ngoài điều trị bằng thuốc, người bệnh cũng có thể thực hiện các biện pháp hỗ trợ khác như châm cứu, vật lý trị liệu,... để cải thiện sức mạnh cơ bắp cũng như giúp các khớp linh hoạt hơn.

Bàn tay gió thổi là biến chứng của bệnh gì?3
Chủ động điều trị bệnh từ sớm để tránh gặp phải các biến chứng nguy hiểm

Chắc hẳn qua đây, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về biến chứng bàn tay gió thổi. Điều quan trọng nhất những người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cần lưu ý đó chính là hãy chủ động điều trị bệnh từ sớm để hạn chế được tối đa nguy cơ bệnh tiến triển nặng, gây nên những biến chứng nguy hiểm như bàn tay gió thổi. Tránh chủ quan, khiến cho bệnh tình trở nặng gây mất chức năng vận động.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin