Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Sữa dành cho người ung thư vú cần lưu ý điều gì?

Ngày 23/09/2023
Kích thước chữ

Trong quá trình điều trị và phục hồi sau phẫu thuật ung thư vú, người bệnh cần phải cân nhắc lựa chọn loại sữa và cách sử dụng nó để đảm bảo sức khỏe tốt nhất. Hãy cùng tìm hiểu những điều quan trọng cần lưu ý khi lựa chọn sữa cho bệnh nhân ung thư vú.

Sữa là một nguồn thực phẩm tổng hợp giàu chất dinh dưỡng, nhưng đối với những người mắc bệnh ung thư vú việc lựa chọn và sử dụng sữa cần thận trọng. Sữa không chỉ cung cấp nguồn năng lượng và chất xơ, sữa còn đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi. Vậy, điều gì cần được xem xét khi sử dụng sữa trong chế độ dinh dưỡng của những người bị ung thư vú? Hãy cùng tìm hiểu để đảm bảo rằng sự lựa chọn này là thích hợp và an toàn cho bệnh nhân.

Bệnh ung thư vú là gì?

Ung thư vú là một loại u ác tính xuất phát từ mô vùng vùng ngực. Một khối u có thể phân loại thành hai loại chính: Lành tính (không phải ung thư) hoặc ác tính (nguy cơ ung thư). Thường thì, các trường hợp ung thư vú phát triển từ các ống dẫn sữa hoặc có thể bắt đầu tại túi sữa hoặc các tiểu thùy. Nếu ung thư vú được phát hiện và điều trị muộn, tức là khi nó đã lan rộng và tổn thương các bộ phận khác trong cơ thể, những triệu chứng đau đớn và tình trạng sức khỏe sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

sua-danh-cho-nguoi-ung-thu-vu-can-luu-y-dieu-gi.jpg
Bệnh ung thư vú có thể bắt đầu tại túi sữa

Sữa dành cho người ung thư vú cần lưu ý điều gì?

Sữa vẫn được coi là một nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và dễ hấp thu, có khả năng nâng cao thể trạng cho bệnh nhân, đặc biệt là trong việc phòng chống suy dinh dưỡng cho những người mắc bệnh ung thư. Tuy nhiên, bệnh nhân ung thư vú nên tư vấn ý kiến bác sĩ điều trị trực tiếp để xác định loại sữa và liều lượng phù hợp cho tình trạng sức khỏe của họ.

Có sữa đặc biệt được thiết kế cho người bệnh ung thư, bổ sung thêm EPA, một loại acid béo không no, có khả năng giúp điều trị tình trạng sụt cân ở bệnh nhân ung thư. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều EPA cũng không tốt, vì quá liều có thể kích thích tăng trưởng tế bào ung thư. Điều này giống như việc sử dụng thuốc kháng sinh, không đủ liều không thể chữa khỏi, còn quá liều có thể gây ngộ độc.

sua-danh-cho-nguoi-ung-thu-vu-can-luu-y-dieu-gi-1.jpg
Sữa dành cho người ung thư vú thường bổ sung thêm EPA

Ngoài sữa, bệnh nhân ung thư vú cũng cần bổ sung các thực phẩm khác như rau củ quả (nên tiêu thụ tổng cộng 800g rau củ quả mỗi ngày, đa dạng về loại, bao gồm cả rau xanh, rau vàng, củ quả và quả); nhóm lương thực (như gạo, mỳ, ngô, khoai, sắn); chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa); dầu mỡ... Đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp bệnh nhân tăng cường sức đề kháng để đối phó với bệnh tật và hạn chế tác động phụ từ quá trình điều trị.

Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư vú

Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi và duy trì sức khỏe cho bệnh nhân sau khi điều trị ung thư vú. Dưới đây là các nguyên tắc dinh dưỡng mà bác sĩ khuyên dành cho bệnh nhân ung thư vú:

  • Năng lượng: Cung cấp 25 - 30 Kcal/kg cân nặng lý tưởng mỗi ngày.
  • Protein: 12 - 20% tổng năng lượng, trong đó protein động vật nên chiếm 30 - 50% tổng số protein được tiêu thụ.
  • Lipid: 18 - 25% tổng năng lượng, hãy ưu tiên lựa chọn thực phẩm giàu chất béo Omega - 3.
  • Glucid: Cung cấp 60 - 70% tổng năng lượng.
  • Canxi và vitamin D3: Đảm bảo cung cấp đủ lượng canxi và vitamin D3.
  • Vitamin và chất xơ: Hãy đảm bảo cung cấp đầy đủ vitamin và chất xơ trong chế độ ăn uống.
sua-danh-cho-nguoi-ung-thu-vu-can-luu-y-dieu-gi-2.jpg
Nguyên tắc dinh dưỡng mà bác sĩ khuyên dành cho bệnh nhân ung thư vú

Bệnh nhân hóa trị liệu điều trị ung thư vú nên ăn các loại thực phẩm sau:

  • Protein: Bao gồm các loại thịt nạc, cá, trứng, sữa, tôm và các nguồn protein khác.
  • Glucid: Dùng các thực phẩm như gạo, miến, bún, bánh phở, khoai củ và các nguồn carbohydrat khác.
  • Lipid: Sử dụng các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu lạc, dầu vừng và các nguồn chất béo tốt khác.
  • Rau xanh và quả chín: Bổ sung nhiều rau xanh và quả chín vào khẩu phần hàng ngày. Nên tiêu thụ khoảng 400 - 500g rau và 200 - 400g quả chín mỗi ngày. Ưu tiên rau họ cải như bông cải xanh, cải bắp, súp lơ.
  • Omega - 3: Tăng cường ăn thực phẩm giàu omega - 3 như cá hồi và dầu ô liu.
  • Vitamin và chất xơ: Hãy sử dụng thực phẩm giàu vitamin E, C, A, và selen, có khả năng chống oxi hóa như cà rốt, cà chua, rau ngót, rau muống.

Tuân thủ chế độ dinh dưỡng phù hợp và tham khảo ý kiến của bác sĩ là quan trọng để hỗ trợ quá trình phục hồi và duy trì sức khỏe sau điều trị ung thư vú.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.