Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Sức khỏe thai kỳ: Xuất huyết dạ dày khi mang thai có nguy hiểm không?

Ngày 03/09/2023
Kích thước chữ

Xuất huyết dạ dày khi mang thai là vấn đề rất được nhiều mẹ bỉm quan tâm. Tình trạng bệnh này có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ cả mẹ và bé. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về tình trạng này.

Mang thai là hành trình đòi hỏi người mẹ phải cực kỳ chú ý đến sức khỏe của bản thân. Tuy nhiên nếu mắc phải chứng bệnh xuất huyết dạ dày khi mang thai thì sao? Bệnh này ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe của mẹ và thai nhi? Cách điều trị tình trạng này như thế nào? Tất cả các thắc mắc này sẽ được giải đáp ở bài viết dưới đây.

Xuất huyết dạ dày và những điều cần biết

Xuất huyết dạ dày là căn bệnh khá phổ biến và đây là triệu chứng rối loạn tiêu hoá gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Một khi bị xuất huyết dạ dày, bạn sẽ thường có những triệu chứng như đau bụng vùng thượng vị, thay đổi màu da, buồn nôn, thậm chí nôn ra máu, đi ngoài phân có lẫn máu. Ngoài ra, dạ dày bị xuất huyết thì cơ thể sẽ gặp phải tình trạng thiếu máu, mệt mỏi và khó thở.

Sức khỏe thai kỳ: Xuất huyết dạ dày khi mang thai có nguy hiểm không? 1
Xuất huyết dạ dày là bệnh phổ biến hiện nay

Trước khi tìm hiểu về xuất huyết dạ dày khi mang thai thì ta cần hiểu rõ bản chất của bệnh xuất huyết dạ dày đơn thuần là gì. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh có thể kể đến như:

  • Mắc bệnh về dạ dày: Viêm loét dạ dày tá tràng chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng chảy máu bao tử. Gần như 40% các trường hợp mắc bệnh đều có tiền sử về các bệnh dạ dày từ trước.
  • Uống nhiều rượu bia: Rượu, bia chính là các loại nước uống ảnh hưởng trực tiếp đến bao tử và chúng cũng là yếu tố góp phần làm xuất huyết dạ dày. Bởi khi dung nạp đồ uống có cồn thì lớp niêm mạch dạ dày tăng thẩm thấu và xảy ra tình trạng chảy máu.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc điều trị bệnh như thuốc giảm đau chống viêm nonsteroid và aspirin. Các loại thuốc này ngăn ngừa kết tập tiểu cầu gây viêm loét niêm mạc và dẫn đến xuất huyết.

Xuất huyết dạ dày có thể gặp ở bất kỳ ai nhưng phổ biến ở người từ 20 đến 50 tuổi. Trong đó nam giới mắc bệnh có tỷ lệ cao hơn. Sau khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường, cần phải đến ngay cơ sở y tế để tầm soát bệnh hiệu quả.

Nguyên nhân gây nên xuất huyết dạ dày khi mang thai

Tại sao xuất huyết dạ dày lại xảy ra với phụ nữ mang thai? Đó có thể là từ những nguyên do sau:

  • Ốm nghén: Bất kỳ bà bầu nào cũng phải trải qua thời kỳ ốm nghén khi mang thai, nhất là vào 3 tháng đầu thai kỳ. Mức độ ốm nghén nặng sẽ khiến bà bầu dễ xuất hiện dạ dày hơn cả. Lúc này những cơn buồn nôn quặn thắt từ dạ dày sẽ kích thích tăng tiết dịch vị dịch axit trào lên trên dẫn đến tình trạng chảy máu dạ dày.
  • Ăn uống thiếu khoa học: Mang thai cần phải chú ý nhiều đến dinh dưỡng. Tuy nhiên nếu mẹ bầu thèm ăn chua, ăn cay hoặc bỏ bữa thất thường thì rất có nguy cơ bị xuất huyết dạ dày.
  • Thay đổi nội tiết tố: Khi mang thai, các loại hormone trong cơ thể người mẹ sẽ gia tăng đột ngột. Điều này làm kích thích tiết dịch vị dạ dày, nhu động ruột hoạt động tăng áp lực lên ổ bụng và dẫn đến xuất huyết dạ dày.
  • Do căng thẳng: Với những ai lần đầu làm mẹ kết hợp với những cơn ốm nghén nặng sẽ khiến bản thân rất mệt mỏi và chịu nhiều áp lực. Những căng thẳng này sẽ tác động đến não bộ, kích thích dạ dày co bóp quá mức và gây tổn thương niêm mạc dạ dày.
Sức khỏe thai kỳ: Xuất huyết dạ dày khi mang thai có nguy hiểm không? 2
Xuất huyết dạ dày khi mang thai cực kỳ nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời

Xuất huyết dạ dày khi mang thai có nguy hiểm?

Phụ nữ đang mang thai bị xuất huyết dạ dày có gây hại gì đến mẹ và thai nhi hay không? Câu trả lời là nếu bệnh đang ở giai đoạn đầu, phát hiện sớm các triệu chứng cũng như điều trị kịp thời và đúng cách thì bệnh không quá nghiêm trọng. Nhưng nếu để lâu, xuất huyết dạ dày có thể gây các biến chứng như:

  • Suy nhược cơ thể: Lúc này mẹ bầu không ăn uống được nhiều, thiếu chất và thường rơi vào tình trạng mệt mỏi, thiếu máu. Từ đó thai nhi cũng bị ảnh hưởng đến quá trình phát triển, đặc biệt nguy hiểm khi bước vào tháng thứ 4 của thai kỳ.
  • Sảy thai và các biến chứng khi sinh: Nếu xuất huyết dạ dày không kịp thời cấp cứu, có thể mẹ bầu sẽ mất máu dẫn đến sảy thai, tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, băng huyết trước và sau sinh.
  • Bé sinh non: Xuất huyết dạ dày ở những tháng cuối thai kỳ buộc người mẹ phải sinh non, sinh thiếu tháng. Đặc biệt trẻ khi sinh ra dễ mắc các bệnh bẩm sinh và ảnh hưởng đến trí não.

Điều trị xuất huyết dạ dày khi mang thai thế nào?

Cách tốt nhất để bảo vệ sức khoẻ cả mẹ và bé khi bị xuất huyết dạ dày là nhanh chóng gặp bác sĩ và tuân thủ theo phác đồ điều trị được đặt ra. Bác sĩ sẽ cân nhắc mức độ bệnh, tình trạng sức khoẻ của mẹ bầu và thai nhi để cân nhắc chỉ định dùng thuốc. Mẹ bỉm cần tham khảo ý kiến bác sĩ, nói rõ những biểu hiện của bản thân để được điều trị hiệu quả nhất.

Mẹ bầu cần làm gì để phòng xuất huyết dạ dày?

Nhắc đến xuất huyết dạ dày trong lúc mang thai, điều cần được thay đổi đầu tiên là chế độ dinh dưỡng của người mang thai. Tốt nhất hãy tránh xa các loại thức ăn gây hại cho dạ dày như đồ ăn cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ chua. Ngoài ra tăng cường bổ sung rau xanh, hoa quả tươi, nói không với đồ uống có cồn, thuốc lá.

Bên cạnh đó hãy ăn các thức ăn mềm như cháo, súp, đồ ăn được nấu chín kỹ. Ngoài ra mẹ bầu hãy chia nhỏ các bữa ăn và không nên ăn quá no trong cùng một lúc. Hãy giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, tránh âu lo và kết hợp tập luyện nhẹ nhàng để tăng cường sức đề kháng. Đặc biệt mẹ bỉm cần thường xuyên thăm khám thai kỳ và quan sát kỹ thay đổi trên cơ thể để kịp thời được các y bác sĩ can thiệp chữa trị.

Sức khỏe thai kỳ: Xuất huyết dạ dày khi mang thai có nguy hiểm không? 3
Thăm khám bác sĩ ngay khi mẹ bầu có những triệu chứng bất thường

Trên đây là những chia sẻ về xuất huyết dạ dày khi mang thai. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn có thể hiểu hơn về bệnh và có cho bản thân sự chuẩn bị tốt nhất nếu chẳng may mắc bệnh. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm