Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Suy giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không? Đối tượng nào dễ mắc bệnh?

Ngày 18/03/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Suy giãn tĩnh mạch chân là tình trạng hiện tượng máu bị dồn ứ, không lưu thông về tim làm biến đổi huyết động và biến dạng các mô xung quanh chân. Liệu rằng bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không? Câu trả lời sẽ được giải đáp dưới đây.

Tình trạng chuột rút vào ban đêm, chân tê bì, phù nề, có cảm giác như châm kim hoặc kiến cắn,... đều là một trong những dấu hiệu của suy giãn tĩnh mạch chân. Căn bệnh này đang dần trẻ hóa và có xu hướng tăng lên trong thời gian vừa qua. Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không? Đối tượng nào được khoanh vùng là dễ mắc bệnh? Biến chứng nguy hiểm của bệnh như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này.

Đối tượng nào dễ mắc suy giảm tĩnh mạch chân?

Theo số liệu thống kê tại nhiều bệnh viện lớn trên thế giới, tỷ lệ phụ nữ bị suy giản tĩnh mạch chân lên đến 70% trong tổng số người bệnh. Nguyên nhân gây ra bệnh được xác định phần lớn đến từ tổn thương chức năng các van một chiều thuộc hệ tĩnh mạch ngoại biên. Nhóm đối tượng dễ mắc bệnh suy giảm tĩnh mạch chân bao gồm:

Người có tính chất công việc ngồi hoặc đứng lâu, ít vận động

Một số đối tượng có nghề nghiệp mang tính chất đặc thù bắt buộc phải đứng hoặc ngồi lâu ở một tư thế như giáo viên, nhân viên văn phòng, thợ may, bác sĩ thẩm mỹ, nhân viên phục vụ,... là nhóm nguy cơ cao suy giãn tĩnh mạch chân. Khi bạn ngồi hoặc đứng quá lâu ở một tư thế, máu sẽ dồn xuống chân và bị ứ đọng lại, gây áp lực cản trở máu lưu thông về tim. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra bệnh.

Phụ nữ đang mang bầu

Trong thời gian thai kỳ, Hormone của phụ nữ dễ bị thay đổi đột ngột. Nội tiết tố tăng cao kết hợp cùng thai nhi phát triển lớn dần sẽ gây chèn ép lên tĩnh mạch. Máu sẽ bị cản trở khi lưu thông trở về tim khiến tĩnh mạch ở chân bị giãn.

Suy giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không? Đối tượng nào dễ mắc bệnh 1 Nhóm đối tượng nào dễ mắc suy giảm tĩnh mạch chân bao gồm người béo phì, phụ nữ đang mang thai, người ngồi hoặc đứng lâu ở một tư thế,...

Người có thói quen đi giày cao gót

Như đã nói ở trên, 70% người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân được thống kê là nữ giới. Đối tượng này có nguy cơ mắc bệnh cao xuất phát từ thói quen mang giày cao gót của họ. Khi mang giày cao gót nhiều trong thời gian dài, đôi chân của bạn sẽ chịu nhiều áp lực, nhất là hệ tĩnh mạch ngoại biên, dẫn đến suy giãn tĩnh mạch chi dưới.

Người bị béo phì

Những người bị thừa cân béo phì cũng thuộc nhóm dễ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch. Lý do xuất phát từ thói quen ăn uống thiếu khoa học, ít chất xơ, ăn nhiều thực phẩm nhiều dầu mỡ và tập thể thao. Đồng thời, trọng lượng cơ thể nặng sẽ gây áp lực lớn lên chân, từ đó dễ dẫn đến giãn tĩnh mạch.

Suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?

Tuy rằng suy giãn tĩnh mạch không được xếp vào nhóm bệnh cấp cứu, nhưng khi không tầm soát, phát hiện và điều trị bệnh sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Các biến chứng này không chỉ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, mà còn có thể đe dọa tính mạng của người bệnh:

Hình thành huyết khối tĩnh mạch nông: Các tĩnh mạch sẽ hiện lên rõ rệt, bạn có thể quan sát bằng mắt thường. Khi sờ vào tĩnh mạch sẽ thấy cứng và có cảm giác đau nhức, kèm theo hiện tượng đỏ da. Tình trạng huyết khối tĩnh mạch nông ít gây biến chứng đe dọa tính mạng, nhưng ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Suy giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không? Đối tượng nào dễ mắc bệnh 2 Suy giảm tĩnh mạch có nguy hiểm không? Bệnh lý này khi tiến triển nặng sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là đe dọa tính mạng.

Hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu: Khi tình trạng diễn biến nặng dẫn đến hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu, chân người bệnh sẽ phù nề, sưng tấy và nóng, đau nhức dữ dội, ngứa rát,... Thậm chí còn có thể chảy máu và nhiễm trùng da thứ phát. Trong trường hợp huyết khối tĩnh mạch sâu nặng có thể sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Loạn dưỡng da chân: Da chân phù và dày lên, bong tróc vảy hoặc chảy dịch.

Loét chân: Chân xuất hiện nhiều vết lở loét. Ban đầu vết loét nông nhưng sẽ sâu dần sau một thời gian, tăng nguy cơ bội nhiễm khuẩn.

Gel bôi suy giãn tĩnh mạch Medicosh Varicare Gel - Giải pháp cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch nhẹ

Đối với các bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch, bác sĩ sẽ xem xét vào tình trạng bệnh để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Trường hợp người bệnh suy giãn tĩnh mạch mới khởi phát ở mức độ nhẹ, thông thường bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kết hợp sử dụng cho họ mang vớ y khoa và thoa gel bôi suy giãn tĩnh mạch. Trong đó, một sản phẩm gel bôi ngoài da hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch được tin dùng hiện nay chính là Medicosh Varicare Gel.

Suy giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không? Đối tượng nào dễ mắc bệnh 3 Gel bôi suy giãn tĩnh mạch Medicosh Varicare có thành phần tự nhiên bao gồm chiết xuất cây đậu chổi, việt quất, hạt dẻ ngựa, Caffein, Menthol,...

Gel bôi suy giãn tĩnh mạch Medicosh Varicare Gel được sản xuất bởi một thương hiệu tại Ý. Thành phần chính của Medicosh Varicare Gel gồm chiết xuất cây đậu chổi, việt quất, hạt dẻ ngựa, Caffein, Menthol,... Chiết xuất cây đậu chổi hỗ trợ co bóp mạch máu, cải thiện đàn hồi của tĩnh mạch. Chiết xuất việt quất giúp sửa chữa thành mạch máu, làm tan cục máu đông, kích thích tuần hoàn máu. Chiết xuất hạt dẻ ngựa và Caffein giúp xây dựng thành tĩnh mạch vững chắc, giải độc cho da.

Trong bài là những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh suy giãn tĩnh mạch chân, từ đó có phương pháp phòng ngừa và điều trị phù hợp. Bệnh lý này để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, vì thế, bạn nên chú ý chăm sóc tốt cơ thể để giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh.

Bảo Vân

Nguồn: Tổng Hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm