Cùng tìm hiểu về những tác dụng của dầu Neem qua bài viết dưới đây bạn nhé.
Nguồn gốc của dầu Neem
Dầu Neem được chế biến từ hạt của cây Neem. Đây là một loại cây nhiệt đới xuất hiện ở Ấn Độ. Dầu Neem có màu vàng, mùi nồng như mù tạt hay mùi tỏi. Từ lâu, loại dầu này đã được sử dụng như một phương thuốc dân gian điều trị nhiều bệnh. Ngày nay, dầu Neem còn là nguyên liệu trong nhiều sản phẩm làm đẹp như kem dưỡng da, sữa dưỡng thể, sản phẩm chăm sóc tóc... Dầu Neem chứa nhiều axit béo và các chất dinh dưỡng khác có lợi cho da như: canxi, limonoid, vitamin E, axit béo (EFA), các chất chống oxy hóa, chất béo trung tính triglyceride.
Người ta dùng hạt cây Neem để chế biến dầu Neem.
Những tác dụng của dầu Neem
Chống rệp
Dầu Neem đã được ghi nhận là có tính an toàn và hiệu quả trong việc chống lại rệp cả trong nhà và trong môi trường thương mại. Các thử nghiệm cho thấy dầu Neem giúp kiểm soát trứng, nhộng và rệp giường.
EPA đã cấp đăng ký cho hai sản phẩm chống rệp mới từ dầu Beem đó là: TER-TRU1, chứa 5,5% dầu Neem ép lạnh, sử dụng cho nhà riêng hoặc quy mô thương mại như khách sạn hay nhà nghỉ và TER-CX1, chứa 22% dầu Neem ép lạnh, sử dụng quy mô thương mại.
Diệt côn trùng
Dầu Neem được biến đến là thuốc trừ sâu an toàn, tự nhiên. Azadirachtin có trong dầu Neem là thành phần quan trọng có thể giúp ngăn ngừa sâu bệnh không phá hủy cây cối. Trong khi có các thành phần khác có tính chất diệt côn trùng.
Dầu Neem ở nồng độ cao có thể giết chết côn trùng nói chung. Nhưng, ở nồng độ thấp sẽ được hấp thụ vào lá, chồi khiến các loài côn trùng gây hại khi ăn phải sẽ bị chán ăn, ngừng ăn, rối loạn sinh trưởng và rối loạn sinh sản khiến chúng dần chết đi.
Chăm sóc da
Dầu Neem giàu axit béo (EFA), triglyceride, vitamin E và canxi nên có thể dễ dàng thâm nhập sâu vào da để chữa lành các vết nứt nhỏ do thiếu nước trầm trọng. Axit béo có trong dầu Neem là axit oleic (52,8%), axit linoleic (2,1%), axit palmitic (12,6%) và axit stearic (21,4%).
Các axit béo và vitamin E được tìm thấy trong dầu Neem sau khi hấp thụ vào da sẽ làm trẻ hóa các tế bào da và khôi phục độ đàn hồi cho da. Đồng thời, chống oxy hóa, khôi phục tổn thương do gốc tự do gây ra một cách hiệu quả. Sử dụng dầu Neem mang đến cho bạn làn da mềm mại, cải thiện độ đàn hồi và làm trẻ hóa da, làm mờ vết sẹo cũ và thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào, thu nhỏ lỗ chân lông.
Ngoài ra, dầu Neem còn có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh eczema và zona như gồm khô, đỏ, ngứa da.
Tác dụng của dầu Neem là chăm sóc da.
Dầu Neem là một loại thuốc đuổi muỗi tự nhiên tuyệt vời và an toàn. Sử dụng dầu Neem 2% trộn với dầu dừa bôi trên da sẽ bảo vệ bạn trong khoảng 12 giờ trước các loại muỗi anophen.
Trị gàu, trị chấy
Dầu Neem có chứa hoạt chất chống khuẩn và diệt nấm. Bởi vậy, kết hợp vài giọt dầu Neem cùng dầu gội đầu sẽ giúp bạn đánh bay gàu nhanh chóng, giúp tóc bóng mượt và sạch gàu hơn.
Ngoài ra, nếu bạn không may bị chấy trên đầu thì sử dụng dầu Neem pha loãng bôi lên da dầu rồi để qua đêm và gội đầu vào sáng hôm sau có thể trị chấy. Bạn cũng không cần lo lắng đến tác dụng phụ xảy ra vì dầu Neem rất an toàn.
Hỗ trợ điều trị tiểu đường type 2
Lá Neem được dân gian dùng để chữa bệnh tiểu đường. Lá Neem đã rất hữu hiệu trong việc phòng ngừa và chữa trị bệnh này. Lá Neem được xếp hạng cao nhất với tiềm năng lớn trong điều trị tiểu đường nếu so sánh với các loại thảo dược khác được dùng để điều trị tiểu đường.
Điều trị bệnh dạ dày
Lá Neem cũng được người dân Ấn Độ sử dụng để điều trị các vết loét và các bệnh về dạ dày. Các nghiên cứu khoa học đã xác định dầu Neem và tinh chất Neem có thể dùng để chữa trị cho bệnh dạ dày. Nó giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh bằng cách bảo vệ dạ dày, hỗ trợ trong việc trừ khử độc tố và vi khuẩn độc hại.
Dùng dầu Neem điều trị bệnh dạ dày khá hiệu quả.
Dầu Neem mang đến nhiều lợi ích cho da mặt, da đầu, cải thiện các vấn đề về da như mụn, lão hóa, tổn thương, có sẹo… Loại dầu này cũng khá dễ mua trực tuyến với giá phải chăng. Tuy nhiên, lưu ý rằng nếu bạn có làn da nhạy cảm thì nên cẩn trọng khi dùng dầu Neem làm đẹp.
Hường
Nguồn tham khảo: Tổng hợp