Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Tác dụng của kỷ tử với da mặt là gì?

Ngày 25/03/2023
Kích thước chữ

Ngoài các dược liệu Đông y phổ biến như kim tiền thảo, táo tàu, cỏ ngọt, nhân sâm, đương quy,... kỷ tử cũng là một nguyên liệu phổ biến trong các bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Ngoài ra, kỷ tử còn sở hữu một công dụng tiềm ẩn ít ai biết đến như cải thiện da mặt, hỗ trợ làm đẹp da.

Kỷ tử là một trong những thành phần quan trọng trong các bài thuốc Đông y, sở hữu nhiều lợi ích về sức khỏe như tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện làn da. Do đó, khá nhiều người thắc mắc về nội dung “tác dụng của kỷ tử với da mặt là gì?”. Để hiểu rõ thêm về câu hỏi này, hãy cùng Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 

Hàm lượng chất dinh dưỡng của kỷ tử

Kỷ tử là một loại cây thuộc họ hoa môi, vị ngọt, tính bình, có tác dụng trừ phong, bổ thận, sinh tinh, cường gân cốt và quy vào kinh Phế, Can và Thận. Kỷ tử có thể được ăn tươi hoặc khô, tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khá đánh giá cao hàm lượng dinh dưỡng trong kỷ tử khô. 

Tác dụng của kỷ tử với da mặt là gì? 1Kỷ tử chứa nhiều hàm lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể

Quả kỷ tử chứa nhiều chất dinh dưỡng bao gồm đạm, đường, béo, chất xơ, vitamin A, C, B1, B2 cùng các khoáng chất như kẽm, đồng, sắt, magie, mangan và selen,...

Ngoài ra, quả kỷ tử còn chứa các hoạt chất có chức năng liên quan đến đặc tính tăng cường sức khỏe như phenolics, carotenoid, flavonoids, betaine, taurine và zeaxanthin. Polysacarit bao gồm glucose, galactose, arabinose, mannose, xylose, fucose và rhamnose cũng được tìm thấy trong quả kỷ tử.

Một số bài nghiên cứu gần đây cho thấy rằng cây kỷ tử sở hữu nhiều tác dụng tiềm ẩn như chống oxy hóa, kháng viêm, kháng u, điều hòa miễn dịch, tăng cường tạo máu và chống bức xạ, cũng như hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa da.

Tác dụng của kỷ tử với da mặt

Kỷ tử chứa nhiều hàm lượng vitamin C, beta-carotene và axit amin, hỗ trợ điều trị lão hóa và nám da hiệu quả. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng chất betaine trong kỷ tử có tác dụng ngăn ngừa những tổn thương da do tia UVB gây nên. Đồng thời, betaine có khả năng ức chế kinase hỗ trợ điều hòa tín hiệu ngoại bào (ERK), protein kinase (MEK) và matrix metalloproteinase 9. 

Tác dụng của kỷ tử với da mặt là gì? 2Kỷ tử giúp làn da càng thêm trắng mịn

Một số tác dụng nổi trội của kỷ tử với da mặt như:

  • Trong kỷ tử có chứa hàm lượng vitamin C và carotene, acid amin dồi dào. Từ đó hỗ trợ làm trắng da, cải thiện sắc tố trên da, giúp da sáng mịn hơn.
  • Kỷ tử mang tới nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, cải thiện giấc ngủ
  • Hàm lượng chất xơ và nước trong kỷ tử rất dồi dào, kích thích đào thải độc tố, đồng thời cấp ẩm cho da hiệu quả.
  • Kỷ tử hỗ trợ mát gan, thải độc nhanh chóng. Do đó đây là phương pháp khắc phục mụn ưu việt được nhiều chị em lựa chọn.

Tác dụng của kỷ tử đối với sức khỏe

Ngoài tác dụng của kỷ tử với da mặt, kỷ tử còn mang đến nhiều lợi ích khác về sức khỏe con người. 

Cải thiện thị lực

Kỷ tử có chứa hàm lượng lớn zeaxanthin, đây là một chất chống oxy hóa hỗ trợ cải thiện thị lực nhanh chóng. Kỷ tử chứa hỗn hợp proteoglycan và polysacarit phân nhánh cao có tác dụng bảo vệ thần kinh mắt. Nhờ vào đó, cải thiện tình trạng thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể bởi do ảnh hưởng của tuổi tác.

Giảm cân

Kỷ tử là loại quả có hàm lượng calo thấp và chứa nhiều chất dinh dưỡng. Với hàm lượng đường thấp, chất xơ dồi dào, kỷ tử không chỉ giúp cơ thể cảm thấy no mà còn không gây nên tình trạng tăng cân. Do đó, đối với những ai có đang ăn kiêng, giảm cân thì đây là lựa chọn tuyệt vời. 

Tác dụng của kỷ tử với da mặt là gì? 3Kỷ tử giúp bạn giảm cân hiệu quả, nhanh chóng

Cải thiện khả năng tình dục

Từ lâu, kỷ tử được biết đến với tác dụng hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới. Chúng được sử dụng trong các bài thuốc điều trị vô sinh, hiếm muộn, cải thiện chất lượng và số lượng tinh trùng.

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Theo một số bài nghiên cứu, polysaccharide LBP (Lycium barbarum polysaccharide) và các thành phần đơn chất trong kỷ tử được chứng minh với tác dụng hỗ trợ giảm mức lipid máu, cải thiện tình trạng rối loạn chuyển hóa, ổn định đường huyết và huyết áp, và nhiều tác dụng khác. Tuy nhiên, những nghiên cứu lâm sàng này cần nên được nghiên cứu sâu hơn nhằm làm rõ các vấn đề. 

Những lưu ý khi sử dụng kỷ tử

Bên cạnh tác dụng của kỷ tử với da mặt, tuy nhiên không phải ai cũng có thể sử dụng kỷ tử. Do đó, bạn cần lưu ý một số điều về kỷ tử như: 

  • Kỷ tử có thể giúp tăng sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch, nhưng đồng thời có khả năng tăng nhiệt độ cơ thể. Vì vậy, khi đang gặp phải tình trạng cảm sốt, tiêu chảy, viêm nhiễm, bạn không nên sử dụng kỷ tử.
  • Kỷ tử không phù hợp với những ai có tính tình nóng nảy, cáu giận, huyết áp cao. Bởi nếu sử dụng kỷ tử trong trường hợp này sẽ làm tăng hỏa khí trong cơ thể.
  • Dùng quá nhiều kỷ tử có thể gây ra tác dụng phụ như làm mắt đỏ, giảm thị lực và khó chịu khi nhìn.
  • Kỷ tử phù hợp với những người có sức đề kháng suy giảm và thể trạng yếu. Tuy nhiên, khi sử dụng kỷ tử, bạn cần kiên trì và chỉ ăn với lượng nhỏ mỗi ngày nhằm đạt được tối đa hiệu quả.

Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về nội dung tác dụng của kỷ tử với da mặt là gì. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin cần thiết về những tác dụng của kỷ tử đối với sức khỏe con người. Bên cạnh đó, bạn cần chú ý khi sử dụng kỷ tử bởi không phải ai cũng có thể sử dụng loại dược liệu này. Đừng quên thường xuyên theo dõi Nhà thuốc Long Châu để biết thêm nhiều kiến thức sức khỏe hữu ích cho bản thân và gia đình nhé!

Tuyết Trâm

Nguồn tham khảo: Hellobacsi.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin