Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Tác dụng của trà xanh với bệnh tim mạch ít người biết

Ngày 15/11/2017
Kích thước chữ

Y học cổ truyền và y học hiện đại đều đã công nhận về tác dụng của trà xanh là một dược liệu tốt cho sức khỏe. Có một số bằng chứng cho thấy thường

Y học cổ truyền và y học hiện đại đều đã công nhận về tác dụng của trà xanh là một dược liệu tốt cho sức khỏe. Có một số bằng chứng cho thấy thường xuyên uống trà xanh có thể làm giảm nguy cơ tiến triển bệnh tim mạch.

Trà xanh giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim

Tác dụng của trà xanh với bệnh tim mạch ít người biết
Trà xanh giúp giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim

Một số nghiên cứu đã xem xét mối liên hệ giữa trà xanh và bệnh tim mạch. Một nghiên cứu được thực hiện ở 40.530 người lớn ở Nhật Bản phát hiện ra rằng những người tham gia uống nhiều hơn 5 tách trà xanh mỗi ngày sẽ giảm được 26% nguy cơ tử vong do nhồi máu cơ tim hay đột quỵ và thấp hơn 16% nguy cơ tử vong do nhiều nguyên nhân khác so với những người uống ít hơn một tách trà xanh/ngày.

Với nhịp tim

Có rất nhiều nghiên cứu về tác dụng của trà xanh từ trước đến nay đã kết luận rằng thường xuyên tiêu thụ trà xanh đã được chứng minh làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Hợp chất chống viêm trong trà xanh, được gọi là catechin, có thể giảm viêm và giảm căng thẳng oxy hóa trên tim. Các nhà nghiên cứu dự đoán các đặc tính chống viêm của trà xanh có thể hỗ trợ hiệu quả ngăn ngừa rung nhĩ – một hình thái của rối loạn nhịp tim nhanh.

Cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim

Tác dụng của trà xanh với bệnh tim mạch ít người biết
Trà xanh có thể bảo vệ tim trước các tổn thương do thiếu máu cơ tim cục bộ gây ra

Một nghiên cứu khác về tác dụng của trà xanh được công bố trên số ra tháng 11 năm 2010 của tạp chí Archives Pflugers báo cáo rằng trà xanh có thể bảo vệ tim trước các tổn thương do thiếu máu cơ tim cục bộ gây ra – tình trạng lưu lượng máu mang oxy đi tới cơ tim bị cản trở do mạch vành bị tắc nghẽn một phần hay toàn bộ và làm cho tim không cung cấp đủ oxy. Trong các nghiên cứu trên động vật thí nghiệm, những đối tượng điều trị với chiết xuất trà xanh cho thấy có sự cải thiện nhịp tim ở tâm thất – khoang tim có chức năng bơm máu ra đến phổi và cơ thể – so với các động vật mà không điều trị bằng chiết xuất từ trà xanh. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng chiết xuất trà xanh bảo vệ các tế bào cơ tim trước các tổn thương do thiếu máu cơ tim cục bộ gây ra.

Giảm nguy cơ bệnh mạch vành

Bên cạnh đó có một phân tích tổng hợp nghiên cứu quan sát, trong đó có 13 nghiên cứu được tiến hành ở những người uống trà xanh và 5 nghiên cứu tiến hành ở những người uống trà đen. Nghiên cứu chỉ ra tác dụng của trà xanh rằng những người uống trà xanh có nguy cơ bị các bệnh động mạch vành thấp hơn 28% so với những người không uống hoặc uống ít trà xanh. Còn trà đen không liên quan đến nguy cơ đau tim.

Ngoài ra một nghiên cứu tổng hợp của 14 thử nghiệm lâm sàng đối chứng giả dược, ngẫu nhiên phát hiện ra trà xanh giảm đáng kể LCD cholesterol và trylycericd.

Lưu ý: Uống trà xanh vừa phải có lợi cho sức khỏe

Tác dụng của trà xanh với bệnh tim mạch ít người biết
Tác dụng của trà xanh với bệnh tim mạch ít người biết

Mặc dù không có tác dụng phụ nghiêm trọng đã được báo cáo trong các nghiên cứu, catechin đã được báo cáo là tăng men gan ở động vật. Trà xanh cũng là một nguồn chính của oxalate, mà có thể gây sỏi thận. Điều này muốn nói rằng uống quá nhiều trà xanh mỗi ngày có thể có nhiều rủi ro hơn so với lợi ích. Do đó, hãy uống trà xanh một cách thông minh có thể giúp cải thiện sức khỏe và ổn định tim mạch của bạn. Nên dùng vừa phải, uống một vài tách hàng ngày sẽ đem lại nhiều lợi ích và thích thú.

Bảo Bảo

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin