Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Điều trị bệnh ung thư tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ liên quan đến dinh dưỡng. Do đó, phụ huynh, người chăm sóc cần nắm rõ những thông tin cần thiết để có thể kịp thời hỗ trợ trẻ em, giúp trẻ mau chóng vượt qua được căn bệnh của mình.
Phương pháp điều trị ung thư làm ảnh hưởng và thay đổi về cảm nhận hương vị, mùi vị của bệnh nhân. Những thay đổi này có thể làm cho thực phẩm có vị đắng hơn hoặc có vị kim loại gây giảm hoặc mất cảm giác thèm ăn nên không thu nạp đủ lượng thức ăn theo nhu cầu cơ thể.
Thay đổi về khẩu vị và mùi vị, giảm cảm giác ngon miệng kéo dài có thể khiến bệnh nhân suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch, suy nhược cơ thể cả về trí và lực. Dưới đây là một số cách giúp lấy lại cảm giác thèm ăn.
Để làm cho mùi vị thức ăn dễ chịu hơn, bạn nên:
Một chế độ dinh dưỡng tốt giúp bệnh nhân ung thư dự trữ đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể ở trạng thái khỏe mạnh. Đủ sức chịu đựng tốt hơn các tác dụng phụ do điều trị ung thư và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Dinh dưỡng đầy đủ giúp các vết thương nhanh chóng được chữa lành và phục hồi nhanh hơn.
Bổ sung chế độ dinh dưỡng đủ chất đạm (protein), đường (carbohydrates), chất béo, nước, vitamin và khoáng chất giúp bạn hạn chế diễn tiến khối u.
Chất đạm có nhiệm vụ tăng trưởng, sửa chữa các mô cơ thể, giữ cho hệ miễn dịch khỏe mạnh. Khi cơ thể không có đủ chất đạm, nó có thể phân hủy mô và tế bào cơ bắp để tạo ra năng lượng cần thiết làm cho cơ thể mất nhiều thời gian hơn để phục hồi và giảm khả năng chống nhiễm trùng.
Bệnh nhân ung thư thường có nhu cầu chất đạm nhiều hơn bình thường. Sau khi phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị, bệnh nhân cần ăn thêm chất đạm để chữa lành các mô và giúp chống nhiễm trùng.
Thực phẩm cung cấp chất đạm bao gồm cá, thịt gia cầm, thịt nạc đỏ, trứng, các sản phẩm từ sữa ít chất béo, các loại hạt và bơ đậu phộng, đậu khô, đậu Hà Lan và đậu lăng và các loại thực phẩm đậu nành.
Chất béo đóng một vai trò quan trọng trong dinh dưỡng là một nguồn năng lượng dồi dào. Cơ thể phân hủy các chất béo và sử dụng chúng để tích trữ năng lượng và vận chuyển một số loại vitamin qua máu.
Cần kiểm soát lượng chất béo và nồng độ cholesterol của bệnh nhân. Khuyên dùng thực phẩm chứa chất béo không bão hòa đơn chức và đa chức thường xuyên hơn là chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa. Chất béo bão hòa có thể làm tăng cholesterol và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim. Cơ thể bạn chỉ nên nhận ít hơn 10% lượng calo từ chất béo bão hòa. Chất béo chuyển hóa có thể làm tăng lượng cholesterol xấu và giảm lượng cholesterol tốt, vậy nên cần cố gắng loại bỏ chúng khỏi chế độ ăn uống của bạn.
Chất béo không bão hòa đơn chức có trong các loại dầu thực vật như dầu olive, canola, đậu phộng.
Chất béo không bão hòa đa chức có trong dầu thực vật như dầu cây rum, hướng dương, bắp, hạt lanh, hải sản.
Chất béo bão hòa như mỡ thịt, gia cầm, sữa có chứa chất béo, phô mai và bơ. Một số loại dầu thực vật như dầu dừa, dầu hạt cọ, dầu cọ có chứa chất béo bão hòa. Chất béo chuyển hóa có trong bơ thực vật hoặc mỡ, thực phẩm ăn nhẹ và bánh nướng.
Đường là nguồn cung cấp năng lượng cần thiết cho hoạt động thể chất và chức năng của các cơ quan tương ứng.
Nguồn cung cấp đường tốt nhất là từ trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt.
Các nguồn thực phẩm khác cung cấp đường bao gồm bánh mì, khoai tây, gạo, mì ống, mì, ngũ cốc, ngô, đậu Hà Lan, và các loại đậu. Kẹo (món tráng miệng, bánh kẹo, thức uống có đường) có thể cung cấp đường, nhưng cung cấp rất ít so với vitamin, khoáng chất, hoặc dinh dưỡng thực vật.
Chất xơ là một phần của thực phẩm thực vật mà cơ thể không tiêu hóa. Có 2 loại chất xơ:
Bệnh nhân ung thư dễ bị mất nước do nôn mửa hoặc tiêu chảy, cơ thể bị thiếu nước có thể mất cân bằng tới mức nguy hiểm. Tất cả các tế bào cơ thể đều cần nước để làm việc bệnh nhân nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo rằng tất cả các tế bào cơ thể nhận đủ lượng cần thiết.
Khi cơ thể khó hấp thụ vitamin và khoáng chất qua thực phẩm, bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng có thể khuyên bạn nên chất bổ sung vitamin tổng hợp và khoáng chất hàng ngày để tăng cường hệ miễn dịch hoặc thậm chí phá hủy các tế bào ung thư của cơ thể.
Chất chống oxy hóa bao gồm vitamin A, C, và E; selen và kẽm; và một số enzyme hấp thụ và gắn vào các gốc tự do, ngăn ngừa các gốc tự do này tấn công các tế bào bình thường. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về thời điểm tốt nhất để uống chất bổ sung chất chống oxy hóa.
Dưỡng chất thực vật là những hợp chất có nguồn gốc từ thực vật như carotenoid, lycopene, resveratrol, và phytosterol được tìm thấy trong các sản phẩm thực vật như trái cây, rau, và các loại trà.
Cần thận trọng khi sử dụng thảo mộc cho bệnh nhân đang điều trị ung thư. Nếu bạn quan tâm trong việc sử dụng sản phẩm có chứa các loại thảo mộc, hãy trao đổi về các loại thảo mộc với bác sĩ chuyên khoa hoặc y tá của bạn đầu tiên.
Ly Nguyễn
Nguồn tham khảo: Yhoccongdong.com
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.