Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Để trẻ sống trong sự thiếu thốn tình cảm ngay từ khi còn nhỏ là điều vô cùng nguy hiểm, bởi nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ đến khi trẻ trưởng thành. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ đang đẩy con cái mình vào tình cảnh này vì nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như ly hôn, mâu thuẫn gia đình, đi làm xa...
Khi trẻ em phát triển về mặt cảm xúc, chúng cần sự tử tế, tình yêu thương và sự nuôi dưỡng. Nếu thiếu đi tình cảm từ cha mẹ, chúng sẽ có những suy nghĩ tiêu cực và ảnh hưởng lâu dài về sau. Khi trẻ trưởng thành, trẻ tiếp tục bị tổn thương về tinh thần do cảm giác bị bỏ rơi trong quá khứ. Bài viết này sẽ làm rõ hơn những tác hại mà việc trẻ bị thiếu thốn tình cảm gây ra.
Những đứa trẻ sống thiếu tình yêu thương sẽ trở thành những người khó bộc lộ cảm xúc. Chúng cũng sẽ cảm thấy không thoải mái hoặc khó xử khi thấy người khác thể hiện cảm xúc. Ngay cả những biểu hiện hạnh phúc và tích cực cũng sẽ khiến chúng khó chịu.
Những đứa trẻ bị chế giễu khi thể hiện cảm xúc của chúng lớn lên sẽ không thoải mái về chính bản thân mình. Trẻ có thể đã bị sỉ nhục, bị thờ ơ hoặc bị phạt khi thể hiện cảm xúc. Cuối cùng, những đứa trẻ này tin rằng cảm xúc là không quan trọng, là điều sai trái hoặc không thể chấp nhận được.
Trẻ em trải qua tình trạng sống thiếu tình cảm sẽ chìm trong cảm giác bị thờ ơ về mặt tình cảm trong suốt cuộc đời bởi trẻ cho rằng cảm giác của chúng không quan trọng. Thậm chí trẻ học cách chối bỏ tình cảm mà chúng thể hiện ra với người gần gũi nhất, chẳng hạn như cha mẹ, hoặc chính chúng.
Khi trẻ chối bỏ cảm xúc, trẻ cảm thấy trống rỗng trong lòng. Trẻ sẽ không đối mặt hoặc trải nghiệm cảm giác của mình và trẻ cho rằng không ai hiểu chúng. Khi trưởng thành, những người này sẽ luôn cảm thấy thiếu thứ gì đó bởi họ không trải qua cảm xúc thật của chính họ.
Bị người khác thờ ơ về mặt cảm xúc trong thời thơ ấu sẽ khiến trẻ tin rằng trẻ đang mắc sai lầm mà không thể giải thích được. Trẻ sẽ cảm thấy hụt hẫng hoặc xấu hổ về tình trạng kém cỏi của mình bởi trẻ chưa bao giờ học được cách đối mặt với điều này. Bên cạnh đó, trẻ có thể không bao giờ nhận được lời khen ngợi khi làm tốt điều gì đó, do đó, trẻ có lòng tự trọng thấp và suy nghĩ tiêu cực, stress.
Những người này thiếu lòng tự trọng và trải qua suy nghĩ tiêu ở mức độ cao. Họ thường cảm thấy thất vọng về bản thân và tức giận vì những lý do không thể giải thích được. Khi trưởng thành, họ sẽ nghĩ lại về các tình huống mà họ đã trải qua và tự trách mình về lời nói của mình, mặc dù họ không làm gì sai.
Ngoài ra, họ đánh giá bản thân khắt khe hơn là đánh giá người khác. Họ ép mình phải đạt một tiêu chuẩn cao hơn và cho rằng họ không đủ tốt khi không đáp ứng được những kỳ vọng không thực tế của họ.
Khi một đứa trẻ trải qua tình trạng bị thờ ơ về mặt cảm xúc, chúng sẽ lớn lên và nghĩ rằng chúng khác với những người khác. Điều này khiến trẻ cảm thấy bản thân thật tồi tệ và cảm giác này kéo dài suốt cuộc đời của trẻ.
Người bị bỏ rơi sẽ cảm thấy rằng họ không thuộc về bất cứ nơi nào, ngay cả với những người bạn và gia đình thân thiết nhất của họ. Họ có vẻ xa cách hoặc xa lánh và muốn được ở một mình. Họ thường cảm thấy không thoải mái trong các cuộc hội họp bạn bè bởi họ cảm thấy lạc lõng.
Cảm giác khác biệt một cách kỳ lạ này khiến họ thiếu kết nối về mặt cảm xúc. Họ sẽ không dễ dàng mất cảnh giác hoặc chia sẻ những điều quan trọng đối với họ cho người khác. Điều này có thể gây ra sự căng thẳng và xáo trộn trong các mối quan hệ hiện tại và khiến họ khó hình thành những mối quan hệ mới.
Bất kỳ đứa trẻ nào trải qua tình trạng bị bỏ rơi đều có thể cảm thấy tội lỗi và xấu hổ trong suốt cuộc đời. Đó là do trẻ lớn lên với những bậc cha mẹ coi trọng vật chất. Khi một đứa trẻ cảm thấy rằng cha mẹ không chú ý đến cảm xúc của chúng, chúng sẽ cảm thấy tội lỗi.
Cảm giác tội lỗi và xấu hổ của trẻ có thể dẫn đến việc trẻ không muốn nhận sự giúp đỡ của người khác khi lớn lên. Họ cảm thấy việc nhận sự giúp đỡ khiến họ trở nên yếu đuối và họ sẽ tránh cảm giác đó bằng mọi giá. Ngoài ra, họ sẽ không đòi hỏi điều gì liên quan đến nhu cầu của mình bởi họ cảm thấy rằng không ai hiểu họ.
Những người từng là nạn nhân của việc bị thờ ơ về mặt cảm xúc không hiểu cảm xúc của mình hoặc. Cha mẹ của trẻ không bao giờ dạy trẻ xác định và đối mặt với cảm xúc của trẻ, vì vậy trẻ không biết phải làm gì. Trẻ có thể thường cảm thấy khó chịu hoặc tức giận mà không có lý do và trẻ sẽ đấu tranh để bình tĩnh lại.
Do đó, khi lớn lên, trẻ sẽ gặp khó khăn khi tham gia vào các tình huống khác nhau. Do họ không thể hiểu được cảm xúc, nên dường như có thứ gì đó kìm hãm họ lại và họ cảm thấy trống rỗng trong lòng.
Trên đây là tác hại của việc thiếu thốn tình cảm thời thơ ấu đối với trẻ. Không thể phủ nhận rằng không cha mẹ nào là hoàn hảo, tuy nhiên, chúng ta không nên thờ ơ với cảm xúc của trẻ. Nói cách khác, chúng ta nên dành nhiều thời gian vun đắp và bồi dưỡng tình cảm cho trẻ, để trẻ cảm nhận rằng chúng được tôn trọng và yêu thương. Theo thời gian, khi trẻ trưởng thành, trẻ cũng học cách thể hiện tình yêu thương và tôn trọng với bản thân và người khác.
Tuyết Linh
Nguồn tham khảo: Power of Positivity