Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tắc tuyến lệ có nguy hiểm không?

Ngày 16/06/2022
Kích thước chữ

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tắc tuyến lệ như: Viêm hay nhiễm trùng mắt, chấn thương, các khối u hoặc tác dụng phụ của quá trình xạ - hóa trị ung thư. Bệnh lý này gây ra nhiều vấn đề ở mắt, khiến người bệnh đau đầu tìm cách khắc phục và lo lắng vì câu hỏi “Tắc tuyến lệ có nguy hiểm không?”.

Bệnh tắc tuyến lệ có thể gặp phải ở bất kỳ độ tuổi nào, từ em bé mới sinh cho đến người cao tuổi. Tuy nhiên, trẻ sinh non thiếu tháng nhóm đối tượng dễ mắc bệnh nhất.

Tắc tuyến lệ là tình trạng như thế nào?

Trong cơ thể người, hệ thống tuyến lệ tuy nhỏ nhưng cấu tạo khá phức tạp và dễ bị tắc nghẽn bất cứ lúc nào. Bệnh tắc tuyến lệ xảy ra khi hệ thống ống dẫn lệ của mắt bị tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn. Nước mắt không còn được dẫn lưu bình thường nên không thể thoát ra ngoài. Sự tắc nghẽn này khiến nước mắt không thể bay hơi hoặc tái hấp thu dẫn đến hiện tượng nước mắt luôn tràn bờ mi. Đồng thời có sự trào ngược một luồng chất nhầy được sản xuất trong túi lệ.

Dấu hiệu nhận biết bệnh nhân bị tắc tuyến lệ:

  • Mắt lúc nào cũng nhiều nước và ướt như vừa khóc.
  • Dù không có bất kỳ tác động nào đến cơ thể nhưng nước mắt  vẫn chảy liên tục không ngừng lại được. Khi trời lạnh, ra gió hay gặp ánh sáng mặt trời thì nước mắt chảy càng nhiều hơn.
  • Mắt thường có nhiều gỉ vàng, dính quanh mí mắt mỗi sáng thức dậy.
  • Góc mắt trong hoặc các khu vực giữa mắt và mũi bị đỏ.

Tắc tuyến lệ có nguy hiểm không?

Mắt nhiều nước và ướt như vừa khóc là biểu hiện của việc tắc tuyến lệ

Triệu chứng chảy nước mắt sống kéo dài nếu không điều trị kịp thời sẽ gây viêm, nhiễm trùng mắt. Tình trạng nhiễm trùng ở mức độ cao do vi khuẩn tích tụ ở trong túi lệ mũi có thể tái phát nhiều lần kèm theo các biểu hiện:

  • Lông mi thường bị đóng váng.
  • Mắt nhìn mờ và chảy mủ.
  • Nước mắt có thể nhuốm máu.
  • Người bệnh có thể bị sốt do nhiễm trùng.
  • Viêm kết mạc, viêm điểm lệ, viêm lệ quản.

Tắc tuyến lệ có nguy hiểm không?

Như tìm hiểu ở trên, tắc tuyến lệ khiến người bệnh bị chảy nước mắt sống, tăng nguy cơ bị kích ứng, gây viêm và nhiễm trùng mắt mãn tính. Bệnh cũng có thể làm xuất hiện biến chứng viêm kết mạc kéo dài, khiến sự phát triển của vi khuẩn virus và nấm tăng mạnh. Nếu không được điều trị có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến thị lực và khả năng quan sát của mắt bệnh nhân sau này.

Với trường hợp tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh, bệnh có thể tự khỏi không cần thiết phải điều trị. Có đến 90% tuyến lệ bị tắc có thể tự thông trở lại khi trẻ ở độ tuổi từ 1 - 2 tuổi. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh khi chăm sóc trẻ cần lưu ý vệ sinh mắt bé thật cẩn thận để tránh bị viêm nhiễm. Nếu thấy mắt có biểu như đỏ, sưng hay vàng thì có thể mắt bé đang bị nhiễm trùng.

Tắc tuyến lệ có nguy hiểm không?

Trẻ bị tắc tuyến lệ có thể tự thông khi 1-2 tuổi

Một số câu hỏi thường gặp ở người bệnh tắc tuyến lệ

Người bị tắc tuyến lệ có tự khỏi được không?

Phần lớn trẻ tắc tuyến lệ bẩm sinh có thể tự khỏi sau 5 tháng mà không cần can thiệp y tế. Nhưng nếu sau 5 tháng mà tuyến lệ bé vẫn bị tắc thì cần thực hiện thông lệ đạo tại cơ sở y tế chuyên khoa. Còn với trường hợp bị tắc tuyến lệ mắc phải do chấn thương, viêm nhiễm hay các nguyên nhân khác, bệnh nhân cần đến bệnh viện để điều trị.  Các bác sĩ sẽ tiến hành bơm rửa đường lệ và có thể thông đường lệ nếu cần thiết. 

Bệnh tắc tuyến lệ có chữa được không?

Là bệnh lý phổ biến nhưng tắc tuyến lệ hoàn toàn có thể chữa được. Tùy thuộc đối tượng, nguyên nhân gây bệnh cũng như tình trạng tắc nghẽn mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp.

Tắc tuyến lệ có lây không?

Bệnh tắc tuyến lệ có thể lây nhiễm nếu bạn tiếp xúc với người bệnh bị viêm kết mạc. Do đó hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn các biện pháp phòng tránh nhằm bảo vệ chính mình và những người xung quanh.

Tắc tuyến lệ có nguy hiểm không?

Tắc tuyến lệ có thể lây nhiễm nếu tiếp xúc với người bị viêm kết mạc

Bệnh tắc tuyến lệ có khả năng di truyền không?

Nguyên nhân gây tắc tuyến lệ chủ yếu ở trẻ sơ sinh là do bẩm sinh. Tuy nhiên, chưa có các nghiên cứu cụ thể về khả năng di truyền của bệnh tắc tuyến lệ và chúng ta cũng không thể loại bỏ nghi ngờ vấn đề này. Vì vậy các mẹ cần khám thai định kỳ, trao đổi, hợp tác với các bác sĩ để có một thai kỳ khỏe mạnh và đảm bảo sự phát triển bình thường cho trẻ.

Dinh dưỡng cho người bệnh tắc tuyến lệ

Bị tắc tuyến lệ nên ăn gì?

Bệnh nhân tắc tuyến lệ nên bổ sung các loại vitamin có lợi cho mắt như:

  • Vitamin A: Có trong các loại rau quả, trái cây như bí, cà rốt, ớt chuông, đu đủ, các loại rau có lá màu xanh đậm.
  • Vitamin B2: Giúp tăng cường thị giác và hạn chế quá trình oxi hóa của cơ thể. Bạn có thể tìm thấy nhiều loại vitamin này trong các loại trái cây có múi như cam, quýt, bưởi… hay bổ sung thêm sữa các chế phẩm từ sữa.
  • Vitamin C: Các loại trái cây có vị chua như ổi, cam, quýt,… rất giàu vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho mắt, chống lại quá trình nhiễm trùng, giảm nguy cơ gây tắc tuyến lệ.

Tắc tuyến lệ có nguy hiểm không?

Cần chú ý chế độ dinh dưỡng để hạn chế mắc bệnh tắc tuyến lệ

Người bị tắc tuyến lệ không nên ăn gì?

Tắc tuyến lệ ảnh hưởng đến tầm nhìn nên người bệnh cần tránh ăn những thực phẩm sau:

  • Nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng như: Hải sản, đậu phộng, các loại hạt (hạnh nhân, hạt dẻ, óc chó…).
  • Thực phẩm có hàm lượng đạm và protein cao: Trứng, ức gà, thịt bò nạc, các loại đậu…
  • Các món ăn giàu tinh bột và đường: Khoai tây, mì ăn liền, bánh mì, ngũ cốc, bánh kẹo, đồ ngọt…
  • Nhóm gia vị, thực phẩm cay nóng: Người bị tắc tuyến lệ nên hạn chế sử dụng  các loại gia vị như gừng, tiêu, ớt…

Bài viết trên đây chắc hẳn đã giúp bạn hiểu thêm về chứng tắc tuyến lệ cũng như mức độ nguy hiểm của bệnh lý này. “Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”, chính vì vậy, hãy luôn lưu ý quan tâm và chăm sóc tốt nhất cho bộ phận này. Đồng thời, trong trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ bị viêm tắc tuyến lệ người bệnh hãy đến cơ sở y tế để điều trị sớm và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm hay phải cắt túi lệ.

Minh QA

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.