Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tai biến liệt nửa người bên phải: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Ngày 18/01/2023
Kích thước chữ

Ngày nay, không chỉ có người cao tuổi mà những người trẻ tuổi cũng có nguy cơ cao phải đối mặt với tai biến mạch máu não. Căn bệnh này để lại nhiều di chứng nguy hiểm, trong đó có tai biến liệt nửa người bên phải.

Khi mắc phải tai biến mạch máu não, người bệnh thường phải chấp nhận sống chung với những di chứng của căn bệnh này trong thời gian dài, thậm chí là cả đời. Một trong những di chứng phổ biến và nghiêm trọng bậc nhất có thể kể đến là tai biến liệt nửa người bên phải. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa căn bệnh này nhé! 

Tai biến liệt nửa người bên phải là gì? 

Tai biến liệt nửa người bên phải là hiện tượng nửa người bên phải mất khả năng vận động. Các bộ phận bị liệt bao gồm: Chân, tay và cơ mặt bên phải. Khi bị liệt nửa người, người bệnh phải đối mặt với sự suy giảm vận động, làm ảnh hưởng không nhỏ đến công việc, sinh hoạt hàng ngày và tinh thần của người bệnh. 

Nguyên nhân gây tai biến liệt nửa người bên phải 

Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tai biến liệt nửa người bên phải. Theo đó, nguyên nhân trực tiếp là do bán cầu não trái chỉ đạo vận động phần cơ thể bên phải bị tổn thương. Tổn thương này xảy ra cùng lúc với cơn tai biến, khiến cho tổn thương xâm nhập vào bó thắt. Triệu chứng này được biết đến với cái tên là tai biến mạch máu não. 

Ngoài ra, người bệnh còn bị liệt nửa người do một số nguyên nhân thường gặp khác như: 

Tai biến liệt nửa người bên phải - Nguy hiểm không thể bỏ qua! 1 Tai biến liệt nửa người bên phải là di chứng nguy hiểm

Dấu hiệu nhận biết tai biến mạch máu não 

Có đến 72% người bệnh không thể nhận biết trước được nguy cơ bị tai biến của bản thân, dẫn đến việc bệnh tiến triển nghiêm trọng. Từ đó, gây ra nhiều khó khăn trong quá trình điều trị bệnh. Để phòng tránh và chữa trị căn bệnh này kịp thời, bạn có thể căn cứ vào các dấu hiệu sau: 

Các triệu chứng về vận động 

Đây là các triệu chứng xuất hiện đầu tiên, dễ nhận biết hơn và thường xảy ra ở nửa người bên phải. Đó là:

  • Thường xuyên cảm thấy tê mỏi, mất cảm giác tay, chân; 
  • Gặp khó khăn trong việc di chuyển, nâng và nhấc tay, chân, đặc biệt là bên phải;
  • Mất thăng bằng, không cầm nắm được chính xác đồ vật; 
  • Thị lực bị giảm sút nghiêm trọng; 
  • Đau mỏi cơ bắp bên phải; 
  • Nhầm lẫn bên trái và bên phải.

Các triệu chứng bất thường khác 

Bên cạnh các dấu hiệu về vận động, người bệnh còn gặp phải các khó khăn khác như: 

  • Khó nhận diện người và vật;
  • Rối loạn ngôn ngữ; 
  • Suy nghĩ và hành xử trở nên chậm chạp; 
  • Giao tiếp khó khăn; 
  • Thay đổi cảm xúc thất thường, dễ bốc hỏa, nổi cáu, giận dữ hoặc buồn bã bất thường. 
Tai biến liệt nửa người bên phải - Nguy hiểm không thể bỏ qua! 2 Thị lực bị giảm sút cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ 

Hệ quả nghiêm trọng do tai biến liệt nửa người bên phải 

Theo thống kê, có đến 90% người bị liệt nửa người bên phải khẳng định bản thân gặp khó khăn trong quá trình sinh hoạt và làm việc, học tập hàng ngày. Điều này khiến cho quá trình hồi phục kéo dài, thời gian hồi phục lâu, kết quả hồi phục không rõ rệt. Hơn nữa, người bệnh do không được vận động lâu ngày sẽ rơi vào trạng thái suy sụp, buồn chán, mất niềm tin vào cuộc sống. Từ đó, kéo theo căn bệnh trầm cảm sau tai biến. 

Tai biến liệt nửa người bên phải có điều trị được không? 

Trên thực tế, để cơ thể con người vận động được như bình thường là rất khó khăn. Bởi vậy, việc điều trị chỉ có tác dụng cải thiện một phần khả năng vận động của người bệnh. Đồng thời, phục hồi chức năng não bộ một cách tối đa.

Tai biến liệt nửa người bên phải - Nguy hiểm không thể bỏ qua! 3 Tai biến liệt nửa người bên phải khiến người bệnh mất đi khả năng vận động 

Các phương pháp phục hồi sau tai biến bao gồm: 

Các bài tập phục hồi thể chất 

Các bài tập này kích thích trực tiếp đến khả năng hoạt động của tay, chân. Nhưng do não bộ được kết nối trực tiếp với các cơ quan này nên việc tứ chi hoạt động linh hoạt cũng sẽ kích thích hoạt động của não bộ. Cụ thể: 

  • Các bài rèn luyện khả năng cầm, nắm đồ vật; 
  • Các bài cải thiện khả năng nâng, đỡ, cử động của tay, chân; 
  • Các hoạt động thường ngày giúp bệnh nhân khôi phục khả năng sinh hoạt cơ bản như: Vệ sinh cơ thể, ăn uống, dọn dẹp,... 

Các bài tập này cần phải được rèn luyện trong thời gian dài, đòi hỏi tính kiên nhẫn của cả bệnh nhân và gia đình. Trong thời gian đầu, người nhà bệnh nhân cần giúp đỡ do người bệnh chỉ vận động được bên trái của cơ thể. Khi khả năng cử động đã có tiến bộ hơn, người bệnh có thể tăng độ khó của bài tập và tự rèn luyện hàng ngày. 

Chế độ dinh dưỡng đặc biệt 

Với những người bị tai biến liệt nửa người bên phải, bạn cần xây dựng chế độ dinh dưỡng đặc biệt để người bệnh có thể dễ dàng tiêu hóa mà vẫn đảm bảo đủ dưỡng chất. Bạn có thể tham khảo một số lưu ý sau: 

  • Nên cho người bệnh sử dụng những loại thức ăn có kết cấu mềm, dễ nhai nuốt. 
  • Mỗi bữa ăn nên được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng như: Đạm, bột đường, vitamin, khoáng chất, chất béo,... 
  • Người bệnh cần hạn chế tiêu thụ đồ ăn nhiều dầu mỡ, rượu bia, chất kích thích, đồ ăn nhiều muối. 
  • Bạn chú ý nên chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày để tránh dạ dày và hệ tiêu hóa bị quá tải. 
Tai biến liệt nửa người bên phải - Nguy hiểm không thể bỏ qua! 4 Ngay cả khi phục hồi sức khỏe, người bệnh cũng nên duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh 

Tai biến liệt nửa người bên phải là căn bệnh nguy hiểm mà bất cứ lứa tuổi nào cũng cần phải cẩn trọng. Để phòng tránh căn bệnh này, bạn nên xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, đồng thời tập thể dục thường xuyên để duy trì sức khỏe lâu dài. 

Thu Trang 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin