Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não

Ngày 21/04/2023
Kích thước chữ

Tai biến mạch máu não gây ra những hệ luỵ, những ảnh hưởng rất nghiêm trọng như bị liệt, ý thức suy giảm, miệng khó nói, đi lại khó khăn… khiến sức khỏe tổn hại rất nhiều. Muốn sức khỏe của người bệnh sau tai biến không bị phụ thuộc vào người nhà thì lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não rất quan trọng và cần thiết. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

Tai biến mạch máu não là một trong những bệnh lý rất phổ biến và cũng hết sức nguy hiểm. Di chứng sau tai biến rất nặng nề, mang lại nhiều gánh nặng cho bản thân và gia đình. Chính vì thế cần phải phải hiểu tai biến mạch máu não là gì? Để từ đó có cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não.

Tai biến mạch máu não là gì?

Tai biến mạch máu não hay còn có tên gọi là đột quỵ. Đây là một tình trạng thường xảy ra đột ngột do quá trình cung cấp máu lên não bị tắc nghẽn, gián đoạn, bị suy giảm hoặc bị vỡ mạch máu, khiến cho não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng nuôi các tế bào. 

Tai biến mạch máu não (đột quỵ) có 2 loại đó là:

  • Nhồi máu não: Tình trạng này là do các cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch, khiến cho quá trình cung cấp máu lên não bị cản trở.
  • Xuất huyết não: Đây là tình trạng khi mạch máu lên não bị vỡ làm cho máu chảy ra ào ạt gây ra xuất huyết não.

Tai biến mạch máu não thường gặp những người từ 55 tuổi trở lên, chủ yếu là nam giới, và những người mắc các bệnh như đái tháo đường, cao huyết áp, béo phì, nghiện thuốc lá… Loại bệnh này càng ngày càng phổ biến trong xã hội ngày nay.

Tai biến mạch máu não là gì? Cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não 1
Tai biến mạch máu não là gì?

Những hệ lụy về sức khỏe sau khi bị tai biến mạch máu não

Khi bị tai biến mạch máu não là một bệnh nguy hiểm, nếu có cứu chữa được thì cũng để lại nhiều di chứng nặng nề, ảnh hưởng nhiều đến các chức năng của cơ thể. Cụ thể như sau:

  • Rối loạn chức năng vận động: Việc đi lại sẽ gặp khó khăn, có thể liệt 1 phần chi, có thể liệt nửa người hoặc liệt mặt.
  • Rối loạn chức năng nhận thức: Tư duy bị giảm, trí nhớ sa sút, có thể mất trí nhớ từ nhẹ đến nặng.
  • Rối loạn chức năng ngôn ngữ: Có thể làm cho người bệnh nói ngọng, nói lắp, nói không đầy đủ, nói từ vô nghĩa, biến đổi âm điệu, khó biểu đạt được suy nghĩ bằng lời nói, nặng hơn là có thể không nói được.
  • Rối loạn chức năng cơ tròn: Việc đi tiểu hoặc đại tiện không kiểm soát được. Và khi người bệnh không được chăm sóc tốt có thể gây ra nhiễm trùng bàng quang.
  • Rối loạn chức năng thị giác: Người bệnh có thể bị giảm thị lực hoặc có thể mất thị giác một mắt hoặc cả 2 mắt.
  • Rối loạn chức năng cảm giác: Người bệnh bị lẫn lộn giữa cảm giác đau, tê, nóng rát hoặc ngứa ran, nặng hơn nữa là không cảm giác được một phần chi thể của bản thân.
  • Sau tai biến người bệnh sẽ mệt mỏi, rối loạn thăng bằng, mất ngủ hoặc ngủ quá mức.
  • Gặp khó khăn trong việc ăn uống, khó nuốt. Từ đó, làm cho thức ăn hoặc đồ uống dễ đi vào phổi gây ra tình trạng viêm phổi.
  • Bị động kinh: Sau tai biến mạch máu não, não có thể những hoạt động không bình thường dẫn đến co giật.
  • Bị loét tỳ đè do thời gian nằm liệt giường lâu.
  • Các sinh hoạt cá nhân hằng ngày bị giảm đi và bị hạn chế.
  • Tâm lý của người bệnh bị thay đổi.

Với những ảnh hưởng sau tai biến nếu không được điều trị khiến bệnh nhân không thể tự chăm sóc được bản thân, phải nhờ vào người khác. Điều này sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình, do đó rất dễ khiến bệnh nhân rơi vào trầm cảm.

Tai biến mạch máu não là gì? Cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não 2
Di chứng sau tai biến khiến người bệnh suy giảm nhận thức và trí tuệ

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não

Để lên kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não cần phải nắm rõ được mục tiêu và phương pháp thực hiện cụ thể.

Mục tiêu của lập kế hoạch chăm sóc

Những di chứng sau tai biến sẽ khiến sức khỏe của người bệnh không còn được như trước tai biến. Vì vậy, để cải thiện những ảnh hưởng của tai biến mạch máu não cần đòi hỏi 1 quá trình thật nỗ lực, sự kiên trì của người bệnh, đồng thời không thể thiếu sự hỗ trợ của các nhân viên y tế và sự động viện, hợp tác của người nhà bệnh nhân. Vì thế cần lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não để giúp bệnh nhân hồi phục cũng như là ngăn ngừa tình trạng tai biến mạch máu não tái phát, giúp người bệnh có thể trở lại với cuộc sống bình thường.

Để lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bệnh nhân tai biến mạch máu não, trước hết là xác định được mục tiêu chính của việc chăm sóc, cụ thể:

  • Cải thiện chức năng vận động.
  • Người bệnh tự chăm sóc được bản thân.
  • Làm giảm đi chức năng rối loạn cảm giác hoặc mất cảm giác.
  • Cải thiện chức năng hô hấp, nhu động ruột và bàng quang.
  • Khả năng suy nghĩ và giao tiếp hoạt động bình thường.
  • Tránh các biến chứng khác như loét, tắc nghẽn mạch, viêm phổi…
Tai biến mạch máu não là gì? Cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não 3
Cải thiện chức năng vận động trong chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não

Phương pháp thực hiện

Xác định được mục tiêu chính, bước tiếp là lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não. Cụ thể như sau:

Theo dõi toàn trạng

Theo dõi toàn trạng bệnh nhân cụ thể như sau:

  • Theo dõi dấu hiệu sinh tồn bao gồm mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở.
  • Theo dõi tình trạng liệt.
  • Theo dõi tình trạng thông khí.
  • Theo dõi tình trạng loét thời gian nằm lâu.
  • Theo dõi tình trạng tổn thương ở mắt, thận, tim mạch.
  • Theo dõi các biến chứng, các tác dụng phụ của thuốc hoặc các di chứng của tai biến mạch máu não.

Thực hiện đúng theo các y lệnh của bác sĩ

Hoàn toàn tuân thủ theo y lệnh của bác sĩ sẽ giúp người bệnh hồi phục sức khỏe nhanh chóng:

  • Thuốc dùng: Khi dùng thuốc phải thực hiện đúng và đầy đủ các y lệnh như thuốc tiêm, thuốc uống, thời gian uống thuốc…
  • Làm các thủ thuật: Đặt sonde dạ dày và tiểu…
  • Làm các xét nghiệm gồm có sinh hóa, huyết học, công thức máu, đường máu, vi sinh, chọc dò tủy sống, điện tim, điện não, protein niệu, chụp X quang tim phổi, soi đáy mắt…

Vệ sinh toàn thân 

Vệ sinh toàn thân cũng rất quan trọng, tuy nhiên tùy từng trường hợp của người bệnh mà chúng ta có những cách chăm sóc khác nhau. 

  • Hằng ngày vệ sinh răng miệng, lau người bệnh nhân khoảng 2 - 3 lần/ngày.
  • Tắm và gội đầu 3 ngày 1 lần.
  • Ít nhất 1 lần/ngày thay quần áo, thay ga giường.
  • Khi bệnh nhân đóng bỉm cần phải thay bỉm và vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần người bệnh đi đại tiện, nên thay bỉm và vệ sinh cá nhân ít nhất 3 lần/ngày.
  • Khi bệnh nhân hôn mê có sonde tiểu và chọc dò tủy sống thì chăm sóc theo tiến trình kỹ thuật đã được quy định.
  • Khi bị táo bón thì xoa bụng, cho bệnh nhân uống nhiều nước. Nếu tình trạng không thuyên giảm thì hãy báo ngay cho nhân viên y tế.
  • Khi tiêu chảy báo ngay cho bác sĩ để bù nước, ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, vệ sạch sẽ sau tiêu chảy…
  • Khi bệnh nhân có long đờm, tăng tuần hoàn ngoại biên thì nên vỗ rung vùng ngực hoặc lưng.
  • Giữ cho ga giường luôn được sạch sẽ và khô ráo, xoay người cho bệnh nhân 2 giờ/lần.

Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp

Bệnh nhân nên ăn những loại thức ăn mềm, dễ tiêu, dễ nuốt mà phải đủ dinh dưỡng như cháo, súp, nước hoa quả… Giữ nguồn dinh dưỡng với lượng 1 - 1.5g protein/kg/ngày.

Không nên cho bệnh nhân ăn những thức ăn quá nhiều chất béo, hạn chế ăn đồ ăn mặn, chiên xào, không nên uống rượu bia, chè…

Tai biến mạch máu não là gì? Cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não 4
Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não từ bữa ăn hằng ngày

Tập phục hồi chức năng để hạn chế để lại di chứng

Các bài tập vật lý trị liệu cũng giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng và ít để lại các di chứng. Một số lưu ý khi tập phục hồi chức năng đó là:

  • Tập phục hồi chức năng càng sớm càng tốt.
  • Hướng dẫn tập cho người bệnh.
  • Đối với nửa người bên liệt tập vận động thụ động.

Giáo dục sức khoẻ, hướng dẫn chăm sóc và tập luyện

Vấn đề này bệnh nhân cũng như người nhà bệnh nhân cần biết số điều sau:

  • Những nguyên nhân, những yếu tố gây tai biến và cách phòng chống tai biến mạch máu não.
  • Chăm sóc và theo dõi tình hình người bị tai biến mạch máu não.
  • Hướng dẫn người nhà bệnh nhân biết các tập thụ động cho bệnh nhân.
    Chế uống ăn uống hợp lý, thuốc uống đúng hướng dẫn.
  • Báo ngay cho bác sĩ khi có những biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, chân tay tê mỏi, ù tai…

Như vậy, qua bài viết trên người đọc có thể thấy được tính chất nghiêm trọng của bệnh tai biến mạch máu não. Nó sẽ là gánh nặng của gia đình nếu không có những phương pháp điều trị sau tai biến. Hy vọng bài viết trên đã giúp người đọc có thể hiểu rõ hơn về cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não để giúp người bệnh sớm có thể hồi phục lại sức khỏe. 

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: vinmec.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin