Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tại sao bạn lại không mọc răng khôn? Không mọc răng khôn có sao không?

Ngày 25/04/2023
Kích thước chữ

Bạn đã đến độ tuổi trưởng thành, nhưng vẫn chưa thấy dấu hiệu của răng khôn? Điều này có thể khiến bạn tự hỏi liệu có vấn đề gì xảy ra? Tại sao mình lại không mọc răng khôn? Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân và hậu quả của việc không mọc răng khôn.

Răng khôn là một phần của quá trình trưởng thành, tuy nhiên không phải ai cũng có thể mọc đủ bốn chiếc răng này. Vậy tại sao lại có những người không mọc răng khôn? Điều này có ảnh hưởng gì đến sức khỏe và chức năng của răng miệng? Hãy cùng tìm hiểu về câu hỏi này.

Trường hợp không mọc răng khôn

Răng khôn là loại răng cuối cùng mọc trên cung hàm của con người, thường xuất hiện trong khoảng thời gian từ 18 đến 25 tuổi. Thông thường, mỗi người sẽ có bốn răng khôn, bao gồm hai răng trên và hai răng dưới. Tuy nhiên, không phải ai cũng sở hữu đủ bốn răng khôn và có những trường hợp không mọc răng khôn.

Tại sao bạn lại không mọc răng khôn? Không mọc răng khôn có sao không? 1
Mỗi người thường có bốn chiếc răng khôn

Việc răng khôn mọc sớm hay muộn phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Có người phải đợi đến khi 30 tuổi mới có răng khôn. Tuy nhiên, trên thực tế, còn có những trường hợp răng khôn bị nằm ẩn sâu trong xương hàm và không thể nảy lên do nhiều nguyên nhân khác nhau, dẫn đến việc không mọc răng khôn. Ngoài ra, một số bệnh nhân chỉ có thể mọc vài chiếc răng khôn và không đủ 4 chiếc, hay không mọc răng khôn sau khi đã có vài chiếc.

Tại sao bạn lại không mọc răng khôn?

Việc răng khôn không mọc khiến nhiều người băn khoăn và tìm kiếm lời giải đáp. Các yếu tố dẫn đến thiếu răng khôn có thể do di truyền, môi trường, chế độ ăn uống hay thói quen ăn nhai. Tuy nhiên, một nguyên nhân phổ biến nhất là răng khôn mọc ngang, khiến nhiều người lầm tưởng bản thân mình không có răng khôn.

Tại sao bạn lại không mọc răng khôn? Không mọc răng khôn có sao không? 2
Răng khôn mọc ngầm khiến nhiều người không nhận ra

Thực tế, tỉ lệ răng khôn mọc thẳng là rất ít, phần lớn sẽ mọc nghiêng, mọc ngầm, mọc lệch hay mọc ngang. Để chẩn đoán và giải quyết tình trạng này, cần thực hiện chụp X-quang để xác định vị trí của răng khôn. Việc này giúp bạn giải đáp băn khoăn và đưa ra giải pháp phù hợp cho sức khỏe răng miệng của mình. 

Không mọc răng khôn có sao không?

Dù không mọc răng khôn có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của chúng ta không?

Việc không mọc đủ 4 răng khôn không phải là vấn đề đáng lo ngại, vì răng khôn không đóng vai trò quan trọng trong chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, nếu răng khôn mọc chen chúc, đâm vào răng số 7 hoặc gây viêm nướu, sâu răng thì cần phải xử lý để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Việc không có răng khôn hoàn toàn không ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, vì vậy chúng ta cần chăm sóc sức khỏe răng miệng thật tốt để duy trì sức khỏe toàn diện.

Có cần xử lý nếu không mọc răng khôn không?

Nếu răng khôn không mọc và chức năng ăn nhai vẫn diễn ra bình thường mà không gây khó chịu hay đau nhức, thì không cần xử lý gì. Thực tế, điều này có thể giảm bớt những tác động tiêu cực của răng khôn lên răng miệng.

Tại sao bạn lại không mọc răng khôn? Không mọc răng khôn có sao không? 3
Không cần xử lý nếu không mọc răng khôn

Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy đau nhức hoặc nướu bị sưng đau thì có thể răng khôn đã bị mọc ngầm dưới nướu. Trong trường hợp này, bạn nên đến ngay một nha khoa uy tín để được khám và tìm hiểu liệu răng khôn có cần được nhổ bỏ hay không. Việc đến nha khoa sớm sẽ giúp giảm thiểu những tác động xấu của răng khôn lên răng miệng.

Trong nhiều trường hợp, không mọc răng khôn không gây ra tình trạng bất thường hay ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng đau răng khôn nào của vấn đề này, hãy tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ nha khoa để được giải đáp và điều trị kịp thời.

Phương Nhi

Nguồn tham khảo: vinmec.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm