Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Tại sao khi sinh thường phụ nữ phải rạch tầng sinh môn?

Ngày 20/04/2023
Kích thước chữ

Ở bài viết này, chúng tôi chia sẻ đến bạn một số cách giảm đau vết khâu tầng sinh môn hiệu quả và an toàn. Các mẹ bầu mới sinh có thể tham khảo và áp dụng.

Trong một số trường hợp, nhiều mẹ bầu cần phải được thực hiện rạch tầng sinh môn để giúp em bé chào đời thuận lợi. Vết khâu ở tầng sinh môn sẽ gây đau nhức, khó chịu cho các sản phụ trong những thời gian đầu sau sinh. Thế nhưng, có nhiều trường hợp tình trạng đau nhức kéo dài, kèm theo sưng tấy gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của người mẹ. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì? Có cách giảm đau vết khâu tầng sinh môn nào hiệu quả không?

Tại sao khi phụ nữ phải rạch tầng sinh môn khi sinh thường?

Có đến khoảng 95% phụ nữ sinh thường phải rạch tầng sinh môn. Tầng sinh môn là một khu vực nằm giữa xương mu và xương cụt, bao gồm phần đáy chậu cùng các cấu trúc lân cận, có độ dài khoảng 3 - 5cm. Tầng sinh môn là vị trí rất quan trọng trong quá trình giao hợp, đón nhận tinh trùng và nuôi dưỡng thai nhi.

Chia-se-mot-vai-cach-giam-dau-vet-khau-tang-sinh-mon-hieu-qua-1.jpg
Khi cần thiết, bác sĩ sẽ tiến hành rạch tầng sinh môn để mở rộng âm đạo và âm hộ cho thai nhi ra ngoài

Khi sinh thường, các cơ của bộ phận sinh dục người mẹ sẽ mở rộng dần để thai nhi dễ dàng chui ra ngoài. Thế nhưng, sự giãn nở của khu vực này cũng có giới hạn. Vì vậy trong những tình huống cần thiết, bác sĩ sẽ tiến hành rạch tầng sinh môn để mở rộng âm đạo và âm hộ cho thai nhi ra ngoài dễ dàng hơn, đặc biệt là đối với các trường hợp:

  • Thai có trọng lượng quá lớn hoặc đầu quá to.
  • Sản phụ mang thai ngoài tuổi 35.
  • Sinh non.
  • Thiếu oxy cho thai nhi khi chào đời.
  • Ca sinh cần sự hỗ trợ của máy hút hoặc forceps.
  • Sản phụ đã phải rặn một khoảng thời gian dài trong quá trình sinh nở.
  • Tầng sinh môn có độ linh hoạt kém, cơn co bóp tử cung không đủ mạnh
  • Sản phụ bị viêm âm đạo làm cho quá trình sinh nở gặp khó khăn.

Đối với các trường hợp trên, sau khi đã rạch tầng sinh môn và sản phụ hoàn tất quá trình sinh nở, thủ thuật khâu tầng sinh môn sẽ được thực hiện.

Thời gian tầng sinh môn lành hẳn kéo dài bao lâu?

Trước khi tìm hiểu cách giảm đau vết khâu tầng sinh môn, bạn phải biết thời gian lành hẳn vết thương ở vị trí này là bao lâu. Như đã nói ở trên, để hỗ trợ quá trình sinh thường suôn sẻ, trong một vài trường hợp sẽ cần rạch tầng sinh môn. Sau khi lấy bé ra ngoài, bác sĩ sẽ khâu tầng sinh môn lại.

Chia-se-mot-vai-cach-giam-dau-vet-khau-tang-sinh-mon-hieu-qua-2.jpg
Mẹ bầu cần mất khoảng 2 tuần đến 3 tuần, vết thương ở tầng sinh môn mới lành hẳn

Thông thường, vết khâu ở tầng sinh môn sẽ có độ dài từ 2 đến 4 cm. Tuy nhiên, do có vị trí nằm ở khu vực mô thịt mềm, môi trường ẩm ướt nên thời gian lành sẽ lâu hơn những vị trí khác trên cơ thể. Mẹ bầu cần mất khoảng 2 tuần đến 3 tuần, vết thương ở tầng sinh môn mới lành hẳn.

Trong khoảng thời gian này, tầng sinh môn có thể bị đau nhức, khó chịu, hoặc sưng tấy khiến cho nhiều mẹ bỉm lo lắng.

Cách giảm đau vết khâu tầng sinh môn

Nếu chỉ có sưng đau ở vết khâu tầng sinh môn mà không có biểu hiện bất thường nào khác, bạn có thể áp dụng những cách giảm đau vết khâu tầng sinh môn tại nhà sau:

  • Hạn chế quan hệ tình dục cho đến khi vết thương hoàn toàn lành hẳn.
  • Thực hiện các động tác vận động nhẹ nhàng, đi lại chậm để kích thích lưu thông máu, giúp giảm sưng đau và đỏ rát ở vết khâu.
  • Vệ sinh vùng kín thường xuyên, không thụt rửa sâu vào trong âm đạo.
  • Khi tắm, mẹ bầu tránh xịt nước trực tiếp vào vết thương, lau khô vùng kín và vết khâu bằng khăn sạch, sau đó mặc quần lót.
  • Vệ sinh vết khâu bằng bông hoặc băng gạc y tế đã được nhúng nước ấm, lau theo một chiều duy nhất từ âm đạo kéo nhẹ về phía hậu môn, không lau ngược trở lại.
  • Sử dụng đồ lót có chất liệu mềm, thoáng và thấm hút tốt.
  • Nếu bạn cảm thấy đau khi ngồi thì hãy chuyển sang tư thế nằm nghiêng hoặc sấp. Bạn nên sử dụng đệm hơi để dễ dàng điều chỉnh sự căng phồng của vết thương, giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.
  • Nghỉ ngơi nhiều.
Chia-se-mot-vai-cach-giam-dau-vet-khau-tang-sinh-mon-hieu-qua-3.jpg
Kiêng quan hệ tình dục, mặc đồ lót mềm mại,... là những cách giảm đau vết khâu tầng sinh môn

Một điều bạn nên quan tâm là khi vết khâu tầng sinh môn bị sưng tấy nhiều có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ trong tương lai. Do đó, khi gặp tình trạng này kèm theo các dấu hiệu sau, cần đi khám bác sĩ ngay:

  • Sốt từ 38 độ C trở lên.
  • Vết khâu sưng, đỏ, có chất lỏng màu xanh và có mùi hôi lạ.
  • Cảm thấy đau rát tại vùng vết khâu.
  • Xảy ra chảy mủ hoặc có mủ xung quanh vết khâu.

Trong các trường hợp đau nhức nhiều ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe của người mẹ, bác sĩ chuyên gia sẽ kê đơn thuốc giảm đau và hướng dẫn cụ thể cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn.

Từ những thông tin chia sẻ trong bài, hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về việc tại sao khi sinh thường phụ nữ phải rạch tầng sinh môn, cũng như biết cách giảm đau vết khâu tầng sinh môn hiệu quả. Việc chăm sóc đúng cách sau khi sinh sẽ giúp bảo vệ tốt sức khỏe cho mẹ, đồng thời hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sơ sinh.

Bảo Vân

Nguồn tham khảo: medlatec.vn

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm