Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hôi miệng ở trẻ sơ sinh là vấn đề thường hay gặp phải, bạn có thể thực hiện các biện pháp đơn giản để giảm thiểu tình trạng này tại nhà. Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng đây là dấu hiệu của một căn bệnh nào đó ảnh hưởng đến trẻ. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng ở trẻ sơ sinh nhé.
Khi phát hiện tình trạng trẻ bị hôi miệng thì cha mẹ nên có lựa chọn khắc phục tình trạng này ngay. Để tránh mắc phải những bệnh khác có thể xảy ra ảnh hưởng đến cơ thể của trẻ.
Bệnh hôi miệng ở trẻ xuất hiện khi chất nhầy tiết ra đọng lại trên lưỡi qua quá trình phân hủy gây ra mùi khó chịu. Do lúc này trẻ chưa thể vệ sinh răng miệng hoặc cha mẹ chưa thực hiện đúng cách. Nguyên nhân gây ra vấn đề này có rất nhiều, dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu mà các bậc cha mẹ cần nắm:
Trẻ sơ sinh không được vệ sinh răng miệng kỹ sẽ dễ bị hôi miệng
Ở tuổi bé sơ sinh chập chững biết đi hay cả người lớn cũng đều có khả năng bị hôi miệng. Việc vệ răng lợi cho bé để giúp mùi thuyên giảm và hết hẳn thì điều này là bình thường.
Trẻ sơ sinh bị hôi miệng có thể xuất hiện các chứng bệnh nguy hiểm khác:
Nếu đã loại trừ các nguyên nhân gây hôi miệng cho trẻ sơ sinh mà vẫn không khỏi vấn đề này. Bậc cha mẹ nên cho trẻ tiến hành thăm khám ngay để chẩn đoán và điều trị sớm.
Nếu để trẻ bị hôi miệng lâu thì sẽ kéo theo các bệnh nguy hiểm
Cha mẹ lưu ý những cách sau để phòng tránh hôi miệng cho các bé:
Muối được xem là thần dược thiên nhiên trong cách trị hôi miệng ở trẻ em đơn giản mà hiệu quả nhờ tính sát khuẩn an toàn tự nhiên. Sử dụng nước muối pha loãng giúp cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh bị hôi miệng ngoài ra còn mang lại khả năng giảm sưng đau do viêm lợi hoặc sâu răng.
Để thực hiện cách này cha mẹ của bé có thể sử dụng một thìa cà phê muối hạt to hoặc muối tinh. Sau đó pha với 500ml nước sạch, cho trẻ súc miệng từ 2 - 3 lần mỗi ngày và ngậm 20 – 30 giây.
Lá bạc hà có mùi thơm cực kỳ mạnh mẽ, có còn chứa nhiều vi chất có ích mang lại tác dụng kháng khuẩn và viêm đặc biệt khử mùi cực tốt. Do đó, đối với trẻ sơ sinh cha mẹ có thể thực hiện cách dưới đây để trị hôi miệng cho trẻ:
Sau khi giã nhuyễn lá bạc hà chắc lấy nước cốt đặc. Pha nước bạc hà vừa thu được với nước lọc với tỉ lệ 1:1 và thêm và hạt muối để tăng khả năng sát khuẩn. Sau đó sử dụng dung dịch vừa thu được hằng ngày để giảm thiểu vấn đề hôi miệng ở trẻ.
Bạc hà có ích rất nhiều để cải thiện tình trạng hôi miệng ở trẻ
Từ xa xưa lá trầu không đã được xem là vị thuốc dân gian hữu hiệu chữa bệnh hôi miệng ở trẻ em cũng như các bệnh về nha chu khác. Tinh dầu trầu không được kiểm chứng có hoạt tính kháng sinh mạnh có thể ức chế hoạt động của các vi khuẩn gây hôi miệng ở trẻ như: Liên cầu khuẩn, trực khuẩn Coli, phế cầu khuẩn…
Để thực hiện cha mẹ hãy sử dụng 100g lá trầu không tươi, đun sôi với 2 lít nước. Sau khi để nguội, chắt lấy nước cốt đặc cho trẻ sử dụng súc miệng 3 – 4 lần/ngày.
Bột quế không chỉ giúp lấn át mùi khó chịu của miệng mà còn mang lại hiệu quả sát khuẩn mạnh. Do đó nhiều cha mẹ thường áp dụng cách này để trị hôi miệng cho trẻ ngay tại nhà. Bạn có thể lựa chọn những nguyên liệu sau kết hợp với bột quế để tăng hiệu quả khi sử dụng.
Bột quế cũng được sử dụng trong nhiều cách trị hôi miệng ở trẻ
Bạn nên tham khảo qua ý kiến của các bác sĩ trước khi tiến hành các biện pháp này để trị hôi miệng cho trẻ sơ sinh tại nhà.
Đối với trẻ việc chăm sóc sức khỏe răng miệng hằng ngày là rất cần thiết để giúp trẻ tránh được các căn bệnh nguy hiểm. Do đó nắm được nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh bị hôi miệng sẽ giúp bậc cha mẹ dễ dàng hơn trong việc chăm sóc con em của mình.
Minh QA
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.