Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tại sao trẻ sơ sinh thường bị nổi rôm ở cổ?

Ngày 17/04/2022
Kích thước chữ

Rôm sảy có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào. Trong đó, nổi rôm ở cổ là một trong những tình trạng phổ biến, nhất là ở trẻ sơ sinh. Vậy tại sao trẻ sơ sinh thường gặp phải tình trạng nổi rôm ở cổ?

Tình trạng trẻ sơ sinh bị nổi rôm ở cổ thường gặp vào cả mùa hè và mùa đông. Mặc dù bệnh không nguy hiểm nhưng nếu không phát hiện và can thiệp sớm, có thể dẫn đến lở loét và để lại sẹo sau này.

Trẻ sơ sinh thường bị nổi rôm ở cổ là do đâu?

Trẻ bị nổi rôm ở cổ chủ yếu do các nguyên nhân dưới đây:

Do vùng cổ của trẻ sơ sinh có nhiều nếp gấp, ngấn

Phần da vùng cổ có nhiều nếp gấp hơn những vùng da khác. Chính vì vậy, mồ hôi và bụi bẩn dễ đọng lại tại những nếp gấp ở cổ. Nếu vùng da này không được lau, rửa thường xuyên thì lỗ chân lông sẽ bị tắc nghẽn và hình thành rôm sảy ở cổ.

Phần da vùng cổ có nhiều nếp gấp nên mồ hôi và bụi bẩn dễ đọng lại tại những nếp gấp ở cổ Phần da vùng cổ có nhiều nếp gấp nên mồ hôi và bụi bẩn dễ đọng lại tại những nếp gấp ở cổ

Do trẻ chưa thể tự giữ thẳng cổ được

Cột sống cổ của trẻ sơ sinh chưa đủ độ cứng cáp, cho nên bé chưa tự giữ thẳng cổ được. Nếu như mẹ không giữ cho bé tư thế cổ đúng, để đầu bé thường xuyên áp sát vào vai hoặc cúi xuống ngực thì sẽ làm chảy nhiều mồ hôi ở vùng cổ. Từ đó, gây nổi rôm ở cổ.

Do sữa, thức ăn hay nước bọt thừa chảy xuống cổ bé

Khi cho trẻ ăn, sữa và nước bọt thừa có thể dễ dàng chảy xuống cổ, và đọng lại tại đây, nhất là vùng nếp gấp. Điều này vô tình đã tạo nên môi trường ẩm ướt, thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và tấn công da bé gây rôm sảy.

Do vùng cổ dễ bị dính bụi

Cổ là vùng thường không được che chắn bởi quần áo. Vì vậy, bụi bẩn dễ bám vào cổ hơn so với những vùng da khác. Ngoài ra, so với da mặt thì mẹ thường ít chú ý vệ sinh vùng da cổ hơn nên chất bẩn bị giữ lại lâu hơn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây bít tắc lỗ chân lông, từ đó làm kích ứng da và gây rôm sảy ở cổ.

Do tuyến mồ hôi của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện

Ở trẻ sơ sinh, các ống trong tuyến mồ hôi dưới da chưa phát triển hoàn thiện. Thế nên khi thời tiết nóng, bé đổ nhiều mồ hôi nhưng mồ hôi lại không thoát được hết ra ngoài, nhất là vùng da cổ. Mồ hôi bị giữ lại dưới da gây bít tắc lỗ chân lông khiến bé bị nổi rôm ở cổ.

Ở trẻ sơ sinh, các ống trong tuyến mồ hôi dưới da chưa phát triển hoàn thiện Ở trẻ sơ sinh, các ống trong tuyến mồ hôi dưới da chưa phát triển hoàn thiện

Cách điều trị cho trẻ bị nổi rôm ở cổ

Không để sữa mẹ, nước bọt của trẻ dính xuống vùng cổ

Việc này giúp tránh sữa mẹ và nước bọt bám lâu trên cổ gây bít tắc lỗ chân lông khiến tình trạng rôm sảy của bé nặng hơn. Mẹ cần:

  • Lau sạch cổ cho bé sau khi ăn: Sau khi ăn, mẹ cần sau sạch cả miệng và cổ cho bé. Mẹ hãy dùng khăn mềm và thấm chút nước rồi vắt kiệt. Sau đó nhẹ nhàng lau miệng và cổ cho bé theo chiều từ trên xuống dưới để loại sạch thức ăn và nước bọt bám ở cổ.
  • Buộc lỏng 1 cái khăn ở cổ cho bé khi ăn: Điều này có tác dụng tránh thức ăn dính xuống cổ khi ăn. Mẹ cần lưu ý không buộc khăn quá chặt sẽ làm nóng cổ và gây khó chịu cho bé.

Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ vùng cổ cho trẻ

Vệ sinh cổ thường xuyên giúp cho vùng da cổ khô thoáng, sạch sẽ, đồng thời loại bỏ được tác nhân gây rôm sảy. Mẹ nên:

  • Vệ sinh khi tắm: Khi tắm cho trẻ, mẹ cần chú ý vệ sinh kĩ vùng cổ và lau nhẹ thật khô vùng da cổ rồi mới mặc quần áo cho trẻ.
  • Vệ sinh sau khi đưa trẻ ra ngoài về: Khi ra ngoài trời, mồ hôi và bụi bẩn rất dễ bám trên cổ trẻ. Vì thế, mẹ cần lau cổ cho bé ngay khi về nhà để loại bỏ các tác nhân gây bí bít lỗ chân lông, giúp giảm nguy cơ rôm sảy.
Vệ sinh cổ thường xuyên giúp cho vùng da cổ khô thoáng, sạch sẽ, đồng thời loại bỏ được tác nhân gây rôm sảy Vệ sinh cổ thường xuyên giúp vùng da cổ khô thoáng, sạch sẽ loại bỏ tác nhân gây rôm sảy

Lựa chọn loại áo không có cổ hoặc có cổ mềm

Thân nhiệt của trẻ sơ sinh thường cao hơn người lớn, thế nên trẻ dễ bị nóng và đổ mồ hôi đặc biệt ở là cổ. Để chữa rôm sảy ở vùng cổ cho con, mẹ cần chọn quần áo thoáng mát, tránh bí bách vùng da cổ.

Mẹ có thể dựa vào 2 tiêu chí quan trọng khi chọn áo cho trẻ bị nổi rôm ở cổ:

  • Chọn áo có cổ mềm, rộng rãi, được may từ chất liệu thấm hút tốt hoặc tốt nhất là áo không có cổ. 
  • Sử dụng khăn mềm thay cho áo có cổ vào mùa đông để dễ dàng tháo ra khi bé nóng và tránh ma sát nhiều ở vùng cổ.

Cho trẻ ở trong phòng thoáng mát

Thời tiết nóng bức chính là nguyên nhân hàng đầu làm trẻ ra mồ hôi nhiều gây nổi rôm ở cổ. Vì vậy mẹ nên cho con ở phòng thoáng mát, sạch sẽ, có thể sử dụng quạt không khí hoặc điều hòa khi thời tiết quá nóng. Ngoài ra, mẹ cũng nên hạn chế cho bé tiếp xúc với ánh nắng hoặc đến những nơi đông người.

Lựa chọn nước tắm an toàn với làn da nhạy cảm của trẻ

Bên cạnh chăm sóc thông thường, mẹ cần kết hợp sử dụng loại nước tắm trị rôm chuyên dụng cho trẻ. Nước tắm trị rôm không chỉ có tác dụng điều trị hiệu quả rôm sảy ở cổ mà còn phòng ngừa rôm tái phát. Sau đây là một số tiêu trí quan trọng khi chọn nước tắm trị rôm cho bé:

  • Chọn nước tắm có chứa thành phần giúp làm sạch, kháng khuẩn và trị rôm sảy như: tinh dầu tràm, sài đất, mướp đắng,...
  • Ưu tiên các dòng nước tắm có chiết xuất thiên nhiên, an toàn và lành tính với trẻ.
  • Tránh những sản phẩm chứa hương liệu, cồn, chất tạo bọt.

Trẻ sơ sinh bị nổi rôm ở cổ mẹ không cần quá lo lắng. Chỉ cần được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách vết rôm sẽ nhanh chóng lặn đi. Tuy nhiên, mẹ cần phải duy trì thói quen chăm sóc và vệ sinh sạch sẽ cho bé để phòng ngừa rôm sảy tái phát. Hy vọng bài viết này có thể giúp mẹ hiểu hơn về tình trạng nổi rôm ở cổ trẻ sơ sinh, cũng như giúp mẹ chăm sóc bé nhà mình tốt hơn.

Ngọc Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:rôm sảy