Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tại sao trước khi chuyển phôi phải nhịn tiểu và điều này có tác động như thế nào đến kết quả của quá trình chuyển phôi? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do và vai trò của việc nhịn tiểu trong quy trình này.
Trong quá trình chuyển phôi, một bước chuẩn bị quan trọng mà bác sĩ thường yêu cầu là nhịn tiểu. Trong bài viết này của Nhà thuốc Long Châu, bạn sẽ được giải đáp lý do tại sao trước khi chuyển phôi phải nhịn tiểu và các yếu tố liên quan để đảm bảo thủ thuật chuyển phôi diễn ra suôn sẻ và đạt hiệu quả cao nhất.
Nhịn tiểu trước khi chuyển phôi là một yêu cầu y tế phổ biến mà nhiều phụ nữ phải thực hiện trong quá trình hỗ trợ sinh sản, đặc biệt là khi thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Việc này không chỉ nhằm đảm bảo sự thuận tiện cho thủ thuật, mà còn giúp tối ưu hóa khả năng thành công của quá trình chuyển phôi. Dưới đây là những lý do chính giải thích tại sao trước khi chuyển phôi phải nhịn tiểu là việc cần thiết.
Trước hết, việc nhịn tiểu giúp bàng quang căng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho bác sĩ trong quá trình thực hiện siêu âm ngã bụng. Siêu âm đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn bác sĩ quan sát tử cung và xác định vị trí tốt nhất để đặt phôi. Khi bàng quang đầy, tử cung được nâng lên và cố định ở một góc. Điều này đặc biệt quan trọng trong các trường hợp tử cung ngả trước hoặc ngả sau, vì việc nhịn tiểu có thể làm thẳng trục tử cung với cổ tử cung, giúp bác sĩ dễ dàng thao tác khi đặt catheter để đưa phôi vào buồng tử cung.
Thứ hai, bàng quang đầy nước cũng giúp cải thiện chất lượng hình ảnh siêu âm. Nước là một môi trường dẫn sóng siêu âm tốt và việc nhịn tiểu giúp sóng siêu âm truyền qua một cách hiệu quả hơn, cung cấp hình ảnh rõ nét về cấu trúc tử cung. Khi hình ảnh rõ ràng, bác sĩ có thể dễ dàng xác định vị trí chính xác để đặt phôi, giảm nguy cơ sai lệch trong quá trình thực hiện.
Ngoài ra, nhịn tiểu còn giúp giảm thiểu rủi ro và cảm giác khó chịu trong quá trình chuyển phôi. Khi bàng quang căng, tử cung sẽ được nâng lên, tạo một khoảng trống hợp lý giữa tử cung và thành bụng, giúp bác sĩ dễ dàng đưa catheter vào đúng vị trí trong buồng tử cung mà không gây tổn thương hay khó chịu cho bệnh nhân. Nhờ đó thủ thuật diễn ra suôn sẻ hơn, giảm thiểu cảm giác đau hoặc khó chịu cho người phụ nữ trong quá trình chuyển phôi.
Bên cạnh câu hỏi tại sao trước khi chuyển phôi phải nhịn tiểu, dưới đây là những thắc mắc thường gặp xoay quanh vấn đề nhịn tiểu trước khi chuyển phổi cùng giải đáp chi tiết.
Thông thường, các bác sĩ khuyến nghị phụ nữ nên nhịn tiểu từ 1 đến 1,5 giờ trước khi tiến hành chuyển phôi. Thời gian này đủ để bàng quang căng đầy, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình siêu âm và thao tác đưa phôi vào tử cung. Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi tùy vào tình trạng cụ thể của mỗi bệnh nhân và bác sĩ sẽ đưa ra chỉ dẫn chính xác nhất dựa trên tình trạng cơ địa cũng như các yếu tố liên quan khác. Việc nhịn tiểu quá lâu có thể gây khó chịu, thậm chí gây khó khăn trong việc thực hiện thủ thuật, do đó, điều quan trọng là tuân thủ đúng thời gian hướng dẫn của bác sĩ.
Sau khi hoàn tất quá trình chuyển phôi, hầu hết phụ nữ có thể đi tiểu ngay lập tức mà không cần lo lắng ảnh hưởng tới phôi đã được đặt vào tử cung. Phôi được chuyển vào tử cung qua catheter sẽ bám vào lớp niêm mạc tử cung ngay sau khi được đặt đúng vị trí. Bàng quang, tử cung và âm đạo là các cơ quan nằm tách biệt nhau, do đó, việc đi tiểu không làm ảnh hưởng đến vị trí của phôi.
Sau khi chuyển phôi, một số phụ nữ có thể cảm thấy đau nhẹ hoặc co thắt ở vùng bụng dưới khi đi tiểu, đặc biệt là sau khi đã nhịn tiểu trong một khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, đây là hiện tượng bình thường và không phải là dấu hiệu của bất kỳ biến chứng nghiêm trọng nào. Các cơn co thắt thường chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn và sẽ biến mất nhanh chóng. Nếu cảm giác đau kéo dài hoặc đi kèm các triệu chứng bất thường như chảy máu âm đạo hay tiểu ra máu, bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra và xử lý kịp thời.
Việc không nhịn tiểu đủ thời gian trước khi chuyển phôi có thể gây ra một số khó khăn trong quá trình thực hiện thủ thuật. Khi bàng quang không đủ căng, bác sĩ sẽ gặp khó khăn trong việc quan sát rõ ràng tử cung qua siêu âm, dẫn đến việc đặt phôi không chính xác. Điều này có thể làm giảm cơ hội phôi bám vào tử cung thành công và trong một số trường hợp, còn gây tổn thương nhẹ cho cổ tử cung trong quá trình thao tác. Bên cạnh đó, việc không tuân thủ hướng dẫn nhịn tiểu cũng có thể gây ra cảm giác không thoải mái trong quá trình chuyển phôi, làm giảm hiệu quả của toàn bộ quy trình.
Bạn đã hiểu được lý do tại sao trước khi chuyển phôi phải nhịn tiểu rồi đúng chứ? Vậy có những lưu ý nào khác khi thực hiện chuyển phôi để để đảm bảo quá trình này diễn ra suôn sẻ và tăng khả năng phôi bám vào tử cung?
Việc nhịn tiểu trước khi chuyển phôi là một bước chuẩn bị thiết yếu giúp quá trình diễn ra thuận lợi và tăng tỷ lệ thành công. Bằng cách hiểu rõ tại sao trước khi chuyển phôi phải nhịn tiểu, bạn có thể chuẩn bị tốt hơn và yên tâm hơn khi thực hiện phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Từ đó giúp cải thiện hiệu quả của quá trình chuyển phôi, đảm bảo sự an toàn cho cả bạn và phôi thai.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...