Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Táo bón ở bệnh nhân ung thư và cách điều trị

Ngày 11/08/2022
Kích thước chữ

Ảnh hưởng của các lần thực hiện điều trị ung thư như hóa trị, xạ trị có thể khiến bệnh nhân ung thư khó đi đại tiện, táo bón. Dự phòng và điều trị táo bón giúp bệnh nhân ung thư ngăn ngừa hay giảm nhẹ tình trạng này.

Các liệu pháp điều trị ung thư như hóa trị, xạ trị, sử dụng thuốc giảm đau hay chế độ ăn uống không đủ chất và ít vận động khiến cho bệnh nhân điều trị ung thư dễ bị táo bón.

Táo bón gây khó chịu cho người bệnh, một số trường hợp nặng có thể dẫn đến tắc ruột phải can thiệp bằng phẫu thuật. Dự phòng táo bón sẽ dễ dàng và có lợi hơn là điều trị các biến chứng của nó.

Táo bón ở bệnh nhân điều trị ung thư là gì?

Xạ trị, sử dụng thuốc giảm đau, dinh dưỡng kém và ít vận động ở bệnh nhân ung thư là nguyên nhân làm giảm hoạt động của nhu động ruột, khiến cho phân bị cứng dẫn đến đi ngoài khó khăn hơn, gây ra tình trạng táo bón.

Táo bón ở bệnh nhân ung thư Táo bón ở bệnh nhân ung thư

Thói quen sinh hoạt gây táo bón ở bệnh nhân ung thư

  • Nhai kẹo cao su.
  • Ít uống nước, uống không đủ nước.
  • Uống các loại nước có gas,  hoặc các loại thức uống chứa các loại đường maltitol, mannitol, xylitol (thường được quảng cáo dưới dạng các thực phẩm không chứa đường).
  • Ít vận động.
  • Mở miệng trong khi nhai.

Những thực phẩm có thể gây đầy hơi

Ngoài ảnh hưởng từ các thành phần  hoạt chất của thuốc giảm đau, xạ trị, hóa trị bệnh nhân ung thư có nguy cơ bị đầy hơi, táo bón khi thường xuyên sử dụng những thực phẩm sau đây:

  • Các loại hạt, các loại đậu, đậu đũa, đậu lăng.
  • Trái bơ, dưa gang, táo và nước táo.
  • Bông cải xanh, cải Brussels, cảo bắp, dưa cải (Sauerkraut), su hào, củ cải, súp lơ, cải bó xôi, dưa leo, ớt, bắp, măng tây, hành, các loại nấm, khoai lang, mù tạt.
  • Sữa, bia, trứng, cá, phô mai nặng mùi.
Khoai lang có thể gây đầy hơi Khoai lang có thể gây đầy hơi

Ngăn ngừa và điều trị táo bón ở bệnh nhân ung thư

Thực hiện các lời khuyên dưới đây để ngăn ngừa táo bón ở bệnh nhân ung thư:

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, ăn đúng giờ, đúng bữa. Nên ăn sáng với thực phẩm giàu chất xơ cùng với một ly nước ấm. Hạn chế những thực phẩm gây đầy hơi có đề cập mục trên bài viết.

Luyện tập thói quen vệ sinh đi tiêu vào một giờ trong ngày và duy trì hàng ngày.

Uống nhiều chất lỏng:

  • Uống tối thiểu 8 đến 10 ly nước mỗi ngày. Tốt hơn hết là nên hỏi ý kiến bác sĩ về lượng nước uống để không ảnh hưởng đến quá trình điều trị (nếu có).
  • Nước sôi để nguội, nước trái cây, trà, chanh nóng đều là những sự lựa chọn tốt, tuy nhiên tốt hơn hết là nên uống nước ấm vì sẽ giúp kích thích nhu động ruột, giúp đi tiêu dễ dàng hơn.
  • Nếu có điều kiện, bạn có thể tham khảo ý kiến chuyên gia  dinh dưỡng về những thực phẩm bổ sung dạng lỏng giàu năng lượng, giàu đạm và chất xơ nếu cần.

Cố gắng thường xuyên vệ sinh đi tiêu khi có cơn đau bụng. Thông báo cho bác sĩ ngay nếu như bạn chưa đi tiêu trong vòng 3 ngày hoặc hơn.

Tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ về các loại thuốc làm mềm phân phù hợp với tình trạng của bạn. Chỉ sử dụng thuốc xổ khi có chỉ định của bác sĩ. Nếu được bác sĩ đồng ý, tốt hơn hết bạn nên ăn những thực phẩm giàu chất xơ như bánh mì nguyên hạt và ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau xanh (ăn đồ tươi hoặc đồ đã nấu chín với vỏ còn nguyên) và đậu khô. Bổ sung từ từ những thực phẩm này vào chế độ ăn để tránh làm bụng đầy hơi.

Để giảm tình trạng nuốt khí khi ăn gây đầy hơi, bạn nên hạn chế nói chuyện khi đang dùng bữa và không nên dùng ống hút để uống. Tránh nhai kẹo cao su và tránh tiêu thụ những thức uống có gas.

Tăng cường vận động hàng ngày bằng các bài tập nhẹ nhàng trên giường hay tại chỗ. Hay đi bộ hoặc đạp xe tập thể dục từ 15 đến 30 phút mỗi ngày.

Kích thích nhu động ruột giúp đi tiêu dễ dàng hơn, giảm táo bón Kích thích nhu động ruột giúp đi tiêu dễ dàng hơn, giảm táo bón

Các thực phẩm "vàng" cho bệnh nhân táo bón

Dưới đây là các loại thực phẩm rất giàu chất xơ, giúp làm giảm chứng táo bón hữu hiệu:

  • Bánh mì và ngũ cốc: Cám ngũ cốc, bắp rang, gạo lứt, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, mì ý từ bột nguyên cám, cám lúa mì.
  • Các loại đậu: Đậu trắng, đậu tây, các loại hạt.
  • Các loại rau: Bông cải xanh, Brussels, cà rốt, bắp, đậu xanh, khoai tây nguyên vỏ.
  • Trái cây: Táo nguyên vỏ, chuối, việt quất, lê nguyên vỏ, mận, cam, nho khô, dâu tây.

Ly Nguyễn

Nguồn tham khảo: Yhoccongdong.com

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin