Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Gàu là một loại bệnh mạn tính có ảnh hưởng trực tiếp đến da đầu. Tùy theo tình trạng bệnh mà sẽ có cách điều trị khác nhau. Tuy bệnh không ảnh hưởng nhiều sức khỏe nhưng lại khiến người bệnh ngại giao tiếp.
Gàu là một loại bệnh thường gặp, tuy rằng không nguy hiểm nhưng gây mất thẩm mỹ và khiến người bệnh ngại giao tiếp. Nếu như không điều trị dứt điểm sớm, tình trạng bệnh nặng hơn có thể khiến tổn thương da đầu, tóc dễ gãy rụng,... Vậy làm thế nào để không bị gàu? Nguyên nhân khiến da đầu có gàu xuất phát từ đâu? Ở bài viết này sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn về bệnh gàu.
Khi da đầu bị ngứa, bong tróc thành từng mảng màu trắng, đó chính là biểu hiện của bệnh gàu. Loại bệnh này không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi. Trong đó, lứa tuổi dễ bị gàu nhất là trong thời kỳ dậy thì cho đến 30 tuổi. Theo sinh lý bình thường, da đầu chúng ta thường sẽ bị chết đi sau một tháng. Các tế bào chết sẽ đóng thành những vảy nhỏ liti màu trắng mà bong ra bên ngoài. Chúng sẽ được thay thế bởi một lớp da đầu mới.
Thế nhưng, nếu đang bị gàu, quá trình này sẽ diễn ra nhanh hơn. Thời gian tế bào da đầu bị bong tróc chỉ còn chưa đến 3 tuần. Tế bào da mới chưa kịp thay thế. Từng mảng trắng bong tróc sẽ nhiều và lớn hơn. Chúng sẽ dính lên tóc, quần áo,...gây mất thẩm mỹ. Chính bởi nguyên nhân này làm cho người bị gàu trở nên mất tự tin hơn trong giao tiếp. Khi không được điều trị dứt điểm sớm, da đầu sẽ bị tổn thương khiến tóc bị rụng, thậm chí là hói đầu.
Một số nguyên nhân khiến da đầu bị gàu:
Viêm da tiết bã: Phần lớn nguyên nhân gây ra gàu cho da đầu đều xuất phát từ lý do này. Viêm da tiết bã là một bệnh da liễu phổ biến. Bệnh xuất hiện khi tuyến bã nhờn hoạt động quá mạnh mẽ, tạo tiền đề cho các biểu hiện viêm da phát triển. Bệnh viêm da tiết bã có thể do gen di truyền. Nếu trong gia đình bạn có người lớn đã bị viêm da tiết bã, thì xác suất bạn cũng bị cũng sẽ cao. Vào mùa đông, bệnh sẽ nặng hơn. Vì thế, khi trời lạnh người bệnh sẽ đổ gàu nhiều hơn bình thường.
Da đầu bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài: Thời tiết khô hanh, ô nhiễm môi trường, bụi bẩn, hóa chất khi duỗi - nhuộm - uốn,...cũng là một trong những nguyên nhân khiến da đầu bị gàu.
Không vệ sinh da đầu thường xuyên: Việc lười gội đầu thường xuyên cũng là một trong những lý do khiến bạn bị bệnh gàu. Khi không được vệ sinh sạch sẽ, dầu và các tế bào da chết không được loại bỏ kịp thời sẽ bám dính lên da. Trong một thời gian dài sẽ gây viêm da dẫn đến bị gàu.
Nấm malassezia: Đây là loại nấm thường sống và phát triển trên da đầu của người trưởng thành. Trong một số trường hợp, loại nấm này có thể gây kích ứng da đầu khiến cho các tế bào da phát triển nhanh bất thường. Cơ thể không kịp loại bỏ tế bào da đầu chết và tái tạo tế bào mới nên dẫn đến tình trạng gàu xuất hiện.
Bệnh vảy nến da đầu: Đây là bệnh da liễu, gây tích lũy các tế bào chết tạo thành lớp vảy dày màu bạc. Vảy nến thường xuất hiện ở các vị trí như khủy tay, đầu gối,.. nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến da đầu, gây ra tình trạng gàu.
Bệnh gàu là một loại bệnh phổ biến, không hiếm gặp và may mắn là không khó để điều trị dứt điểm loại bệnh này. Nếu như bạn áp dụng đúng phương pháp và kiên trì, bạn có thể kiểm soát được tình trạng gàu trên da đầu của mình. Trong trường hợp bệnh gàu mới và nhẹ, bạn có thể dùng các loại dầu gội thông thường để làm giảm lượng bã nhờn trên da đầu, loại bỏ tế bào da chết tích tụ. Thế nhưng, trong trường hợp gàu dày đặc, tình trạng bệnh nặng thì bạn phải sử dụng các loại dầu gội đặc trị gàu, có thành phần chứa Zinc pyrithione, Ketoconazol, Selenium Sulfide,...
Một sản phẩm mà bạn có thể tham khảo là Fixderma Fcl T-Shampoo. Đây là một loại dầu gội đặc trị gàu hiệu quả nhận được nhiều đánh giá tốt trong thời gian qua. Thành phần của dầu gội này được làm từ các dược liệu thiên nhiên, an toàn 100% với da dầu. Sản phẩm giúp xoa dịu kích ứng da, kháng khuẩn và làm chắc khỏe nang tóc. Dầu gội có thể sử dụng cho các bệnh nhân đang mắc bệnh vảy nến da đầu, viêm da tiết bã,...Đây đều là các bệnh khiến da đầu bị gàu.
Trong thời gian điều trị gàu, bạn nên gội đầu thường xuyên mỗi ngày. Sau khi gàu được giảm bớt, tình trạng bệnh được kiểm soát, bạn giảm xuống còn 2 đến 3 lần/tuần. Khi gội đầu, bên nên massage da đầu trong khoảng 5 phút để các thành phần trong dầu gội đủ thời gian để tác động lên da dầu. Cuối cùng nhớ xả sạch lại với nước và để cho tóc khô tự nhiên.
Bên cạnh việc dùng dầu gội đặc trị gàu, bạn nên tăng cường thêm các loại rau xanh, khoáng chất thông qua các thực phẩm hàng ngày. Đồng thời, đừng quên uống nhiều nước. Nước không chỉ giúp thanh lọc cơ thể, kích thích trao đổi chất, mà còn làm ẩm da đầu, giảm tình trạng bong tróc tế bào da. Hy vọng qua các thông tin hữu ích trong bài sẽ giúp bạn có thể hiểu thêm về loại bệnh này. Từ đó có cách phòng tránh hoặc điều trị hiệu quả, lấy lại sự tự tin trong giao tiếp.
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.