Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cây tầm bóp là loại cây mọc hoang ở rất nhiều vùng tại Việt Nam. Về sau, khoa học nghiên cứu ra đặc tính hỗ trợ trị bệnh của loại thảo mộc này nên tầm bóp đã được trồng nhiều ở nhiều nơi và nhiều người biết đến. Tuy nhiên, bạn cần biết cây tầm bóp có mấy loại để việc sử dụng chúng đạt được kết quả tốt nhất.
Tầm bóp là loại thảo mộc xuất hiện rất nhiều nơi như dọc bên đường đi, bờ ao, trong vườn, ngoài đồng,... Trước đây, người ta ít chú ý đến cây tầm bóp, trẻ con miền quê hay hái trái tầm bóp ăn giải khát vào những ngày hè vì chúng có vị chua, thanh thanh. Hoặc người dân cũng hái chúng ăn như loại rau trong bữa cơm hàng ngày chứ chưa biết nhiều đến đặc tính chữa bệnh tuyệt vời của chúng.
Về sau, khoa học đã chứng minh được thành phần của cây tầm bóp có chứa nhiều lợi chất rất quan trọng đối với sức khỏe thì đến nay loại cây này đã được trồng nhiều hơn ở Việt Nam.
Cây tầm bóp có nguồn gốc từ những vùng có khí hậu nhiệt đới. Cây cao trung bình khoảng 50 - 90cm, thường chia làm nhiều cành, rủ xuống mặt đất. Lá tầm bóp mọc so le, hình dáng bầu dục. Các bộ phận của tầm bóp đều được dùng làm dược liệu trong hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh lý khác nhau. Loài cây này có thể dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần (nên được bảo quản trong hộp kín và để nơi thoáng mát).
Nhiều người thắc mắc cây tầm bóp có mấy loại? Sở dĩ có câu hỏi cây tầm bóp có mấy loại là vì thực tế có nhiều người bị nhầm lẫn cây tầm bóp với cây lu lu đực - vốn là một loại cây có chứa độc tố solanin. Ngoài ra, cây tầm bóp cũng rất dễ bị nhầm với một loại cây nữa là cây xoăn leo (còn có tên dây tầm bóp, tam phỏng).
Cây tầm bóp có mấy loại thì câu trả lời là chỉ có một loại duy nhất. các loại cây khác chỉ tương tự cây tầm bóp nhưng không mang lại đặc tính chữa bệnh như cây tầm bóp mà chúng ta đang tìm hiểu. Để phân biệt cây tầm bóp và các loại cây trông giống cây tầm bóp, bạn cần lưu ý cách phân biệt như sau:
Tương tự cây tầm bóp, lu lu đực cũng thuộc cây thân thảo, mọc quanh năm, chiều cao của cây vào khoảng 70cm. Quan sát bên ngoài bạn sẽ thấy cành và lá của lu lu đực có phủ một lớp lông mỏng, còn thân thì có những khía cạnh.
Lá lu lu đực cũng có hình bầu dục, lá có răng cưa thưa và mọc đơn lẻ. Tuy nhiên, khác với hoa tầm bóp mọc đơn độc, hoa của lu lu đực nở từ tháng 6 - 10 hàng năm và mọc theo chùm từ 3 bông trở nên. Đài hoa có 5 cánh màu trắng dài khoảng 2mm, uốn cong khi quả chín. Quả của cây lu lu đực khi chín có hình cầu, màu tím/đen (một số nơi có màu đỏ).
Ngoài lu lu đực, cây xoan leo cũng dễ bị lầm tưởng là cây tầm bóp. Xoăn leo cũng thuộc cây thân thảo, chiều cao khoảng 2 - 3m, có nhiều nhánh mảnh. Lá xoăn leo mọc so le, mũi nhọn, gồm loại lá nhẵn và lá lông. Lưu ý là hoa xoăn leo cũng có màu trắng trông giống hoa tầm bóp nên so với lu lu đực nhiều người dễ tưởng xoăn leo là tầm bóp hơn. Tuy nhiên, không như lu lu đực có chứa độc tố, cây xoăn leo cũng mang lại giá trị lớn trong y học.
Chúng ta nhắc nhiều đến công dụng của cây tầm bóp, vậy cụ thể cây tầm bóp có tác dụng gì?
Theo kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, trong cây tầm bóp có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Điển hình là protein giúp duy trì và phát triển cơ thể, vận chuyển oxi cùng các chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, thành phần có trong tầm bóp còn phải kể đến cả cacbohydrat có khả năng giúp lượng đường chuyển hóa thành glucose, cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Mặt khác, còn có hàng loạt dưỡng chất trong cây tầm bóp cụ thể như chất béo, chất sơ, vitamin C, lưu huỳnh, kẽm, sắt, natri, magie, canxi, clo... Trong 100g quả tầm bóp có chứa 80% là cacbohydrat, 12% là protein, còn lại là các chất khác.
Với những lượng dưỡng chất dồi dào như trên, quả thật cây tầm bóp mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe. Y học công nhận cây tầm bóp có khả năng giúp thanh nhiệt, tiêu đờm rất hiệu quả. bên cạnh đó, người ta có thể dùng tầm bóp để hỗ trợ chữa các bệnh như cảm cúm, sốt, viêm họng, ho khan, ho có đờm, nôn ói, cùng rất nhiều những chứng bệnh thường gặp khác.
Nghiên cứu từ trường đại học Houston của Mỹ cũng cho thấy, các chất như Physagulin A-G trong tầm bóp còn có công dụng ngăn ngừa và kìm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư (chẳng hạn như ung thư gan, ung thư phổi, ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng). Chưa kể, chất Physalin A-D, F, L-O còn có khả năng tăng cường và cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể con người.
Quả tầm bóp có thể ăn trực tiếp hoặc sấy khô giúp cơ thể bổ sung vitamin C cũng như hỗ trợ quá trình điều trị các bệnh, trong đó bao gồm Scorbut - bệnh thiếu vitamin C. Tùy theo độ tuổi mà bệnh có biểu hiện khác nhau, cụ thể là chảy máu chân răng, viêm lợi, đốm xuất huyết,… ở người lớn, trong khi đó trẻ em thường gặp tình trạng chảy máu dưới da, vết thương lâu khỏi...
Để chữa một số bệnh lý liên quan, bạn có thể áp dụng các bài thuốc từ cây tầm bóp sau đây:
Mặc dù cây tầm bóp tốt cho sức khỏe song việc sử dụng cần chú ý một số điều sau đây:
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cây tầm bóp có mấy loại, công dụng chữa bệnh của tầm bóp cũng như những bài thuốc giúp cải thiện triệu chứng bệnh từ loại cây này. Tuy nhiên, bài thuốc dân gian không mang lại hiệu quả tức thì, bạn cần kiên trì thực hiện một thời gian mới thấy được hiệu quả. Quan trọng là tránh nôn nóng, tránh bỏ dở giữa chừng cũng như tránh lạm dụng mới đạt được kết quả chữa bệnh mong muốn.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.