Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trong Đông y, cây tầm bóp rất phổ biến trong đời sống nhưlà cây thuốc được dùng để chữa bệnh, lá cây tầm bóp là loại rau xanh ăn được và quả có tác dụng giải nhiệt. Tuy nhiên, người dân thường nhầm lẫn cây tầm bóp và cây lu lu đực - một loại cây chứa nhiều độc tố.
Nhiều người rất quan tâm đến cây tầm bóp vì cho giá trị kinh tế cao, có tác dụng chữa tiểu đường, ung thư hiệu quả, đặc biệt được ưa chuộng tại một số nước như Mỹ, Đài Loan, Nhật Bản. Trong quá trình tìm kiếm loài cây này, nhiều người đã không phân biệt được cây tầm bóp và cây lu lu đực - một loại cây có độc và dẫn đến nhầm lẫn.
Cây tầm bóp có tên tiến Việt là tầm bóp, lu lu cái, thù lù cái, toan tương, cây lồng đèn, phắc tèng (Tày).
Tầm bóp là cây thân thảo, có nhiều cành nhánh, cao từ 50 - 90cm.
Lá tầm bóp hình bầu dục, chia thùy hoặc không, mọc so le.
Hoa tầm bóp có cuống mảnh, mọc đơn độc.
Quả tầm bóp tròn, mọng, nhẵn, quả chín có màu đỏ.
Quả nhiều hạt, có đài bao quanh.
Rau tầm bóp có tính mát, được dùng để giải nhiệt, chữa trị mụn nhọt và các bệnh dạ dày. Rau được dùng chế biến thành nhiều món ăn với vị rất lạ, hơi đắng nhưng thanh.
Theo Đông y, quả tầm bóp vị chua, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, được dùng để chữa cảm sốt, yết hầu sưng đau, ho, tiêu đờm, nôn, các bệnh về thận, bài tiết,...
Nhiều nước trên thế giới dùng cây tầm bóp để chữa bệnh. Chẳng hạn, ở các nước châu Phi, lá tầm bóp được dùng để chữa bệnh dạ dày, hen suyễn, tiêu chảy, sốt, thấp khớp. Khi dùng ngoài da, lá tầm bóp chữa ngứa, mụn đậu mùa, các vết thương.
Tầm bóp được sử dụng rộng rãi ở các nước ở Trung và Nam Mỹ để điều trị đau răng, bệnh sốt, sốt rét, khó tiêu, viêm gan, viêm thận, thấp khớp, bí tiểu.
Ở các nước Đông Nam Á, tầm bóp có tác dụng chữa các bệnh đường tiêu hóa. Quả tầm bóp có thể ăn được, lá được chế biến thành nhiều món ăn ngon hoặc ăn sống như một salad. Tuy vậy, quả tầm bóp không được dùng để ăn nhiều vì sẽ gây chóng mặt.
Hiện nay rất nhiều người nhẫm lẫn cây tầm bóp và cây lu lu đực. Bạn có thể phân biện theo mô tả loài cây lu lu với những đặc điểm chi tiết cũng như công dụng sau đây:
Lu lu đực là cây thân thảo, thân cây có thể có nhiều cạnh, cao khoảng 0,5 - 0,8m.
Lá mọc đơn với phiến lá hình trứng hay hình bầu dục, dài 4 - 15cm, rộng 2 - 3cm. Với những đặc điểm này nên ta rất dễ nhầm lẫn với các loài thuộc chi tầm bóp.
Hoa thường mọc thành chùm. Không mọc ra từ nách lá như các loài tầm bóp, cây lu lu đực có tự hoa dạng tán, mọc ra ở phía trên của nách lá.
Quả hình cầu, khi chín có màu đen, mọc thành chùm.
Cây lu lu đực mọc hoang dại khắp nơi, toàn bộ cây đều có chứa chất độc solanin.
Bạn có thể dùng nước sắc cây làm nước rửa vết thương, vết bỏng hay mẩn ngứa. Dịch ép của cây có thể dùng trong điều trị gan hoặc bệnh vảy nến tùy vào liều lượng.
Một số bài thuốc dùng lu lu đực:
Tầm bóp còn có tên là lu lu cái. Do có sự nhầm lẫn trong tên gọi giữa lu lu cái và lu lu đực nên nhiều người thường dùng lu lu đực như loại trái chín để ăn giống như một số loài tầm bóp. Theo Trung tâm An toàn và sức khỏe nghề nghiệp Canada (CCOHS) trong Chương trình quốc tế về An toàn hóa chất (IPCS), quả xanh của loài lu lu đực chứa nhiều độc tố solanin hơn. Bạn có thể phân biệt cây tầm bóp và cây lu lu đực theo công dụng của chúng như sau:
Cây lu lu đực vừa có vị hơi ngọt vừa có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu.
Theo các nghiên cứu, thành phần trong cây lu lu đực chứa các hoạt chất alkaloid như steroid, solanine, solamargine, solasoniene, chaconine.
Toàn thân cây có chứa ít độc, nhất là quả xanh chứa nhiều độc tố solanin hơn cả và lá cũng có chứa nhiều chất nitrate. Tuy nhiên những hoạt chất này có hàm lượng nhỏ nên khi sử dụng một lượng nhỏ không gây các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên có nhiều cảnh báo được đưa ra rằng không nên ăn một lượng lớn quả xanh và lá tươi của cây lu lu đực vì sau 6 - 12 tiếng có thể gặp các phản ứng như sốt vã mồ hôi, đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, rối loạn hô hấp, buồn ngủ.
Cách sử dụng cây lu lu đực tốt nhất là nên luộc qua một nước sau đó mới dùng chế biến món ăn.
Trong cây tầm bóp có chứa chủ yếu là các cacbohydrat, chất béo, protein, vitamin A, C và các khoáng chất dinh dưỡng đa dạng. Cây tầm bóp có vị đắng, không độc, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu,...
Theo các nghiên cứu, cây tầm bóp chứa nhiều hoạt chất hạ huyết áp, trị tiểu đường, diệt khuẩn, virus, nấm, chống ung thư, giúp tăng cường miễn dịch,...
Trong cây tầm bóp, lá có thể được sử dụng làm rau ăn hàng ngày hoặc chế biến với các thực phẩm khác rất ngon miệng, ngoài ra dùng quả tầm bóp để làm mứt, sấy khô hoặc dùng làm thuốc,... Thật ra, cả thân cây tầm bóp đều có thể sử dụng làm thuốc trị bệnh.
Như vậy, sau khi đọc bài viết trên bạn đã có thể phân biệt được cây tầm bóp và cây lu lu đực. Bạn nên lưu ý rằng cây lu lu đực có độc, do đó cần hết sức cẩn thận khi dùng.
Xem thêm: Giải đáp: Cây tầm bóp có tác dụng gì?
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.