Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Thai ngoài tử cung có sinh được không và cách điều trị

Ngày 30/07/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thai ngoài tử cung có sinh được không là câu hỏi của rất nhiều mẹ bầu khi nhắc đến hiện tượng mang thai này. Để tìm hiểu kỹ hơn, mời bạn tham khảo ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời cho riêng mình nhé.

Mang thai ngoài tử cung là hiện tượng không còn mấy xa lạ và chắc hẳn mẹ bầu nào cũng đã từng nghe đến không dưới 1 lần. Những thắc mắc xoay quanh vấn đề này rất nhiều nhưng hôm nay, chúng ta sẽ đi tìm hiểm xem thai ngoài tử cung có thể sinh ra được không nhé.

Thai ngoài tử cung là hiện tượng gì?

Giải thích một cách đơn giản và dễ hiểu thì mang thai thai ngoài tử cung là khi trứng thụ tinh thành công không di chuyển xuống phần thành tử cung để làm tổ và phát triển mà do lý do nào đó, trứng là tổ ở những vị trí khác khiến cơ thể người phụ nữ gặp nguy hiểm. Có đến 95% hiện tượng thai ngoài tử cung là do trứng làm ổ ở vòi trứng và còn 5% còn lại là các vị trí ít gặp như buồng trứng, cổ tử cung, ổ bụng,…

Thai ngoài tử cung có sinh được không và cách điều trị 1

Hình ảnh thai ngoài tử cung gây nguy hiểm cho người mẹ

Nếu không được phát hiện kịp lúc và có phương án xử lý thích hợp thì rất có thể, thai ngoài tử cung sẽ gây ra:

  • Tình trạng sảy qua loa;
  • Thoái triển một cách tự nhiên;
  • Vỡ, tổn thương ống dẫn trứng dẫn đến phải cắt bỏ vô cùng nguy hiểm.

Khi có thai ngoài tử cung có sinh được không?

Thắc mắc “thai ngoài tử cung có sinh được không” là câu hỏi của đa số chị em khi biết mình đang mang thai nằm ngoài tử cung. Thực tế, khi thai nhi đã làm ổ và phát triển ở vị trí khác ngoài tử cung thì hoàn toàn không có khả năng di chuyển lại xuống thành tử cung và phát triển tiếp, kể cả có sự can thiệp từ y tế.

Chính vì vậy, khi phát hiện thai ngoài tử cung, bệnh nhân bắt buộc phải điều trị càng sớm càng tốt, tuyệt đối không nên để túi thai vỡ làm ảnh hưởng đến những bộ phận, cơ quan khác khiến cho cơ hội mang thai sau này giảm xuống.

Hiện nay có 3 phương pháp để điều trị thai ngoài tử cung và việc lựa chọn phương pháp nào là do bác sĩ sau khi thăm khám quyết định, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước thai nhi, vị trí phôi thai, nồng độ hCG, sức khỏe người mẹ,…

Tiêm thuốc điều trị

Khi được chẩn đoán sớm và khi đó, túi thai còn nhỏ, chưa bị vỡ thì phương án uống thuốc để điều trị thai ngoài tử cung được bác sĩ chỉ định, kê đơn rõ ràng cho bệnh nhân. Loại thuốc được tiêm là methotrexate, dùng để tiêm vào cơ thể người bệnh để ức chế quá trình hình thành và tiếp tục phát triển của thai nhi, tiêu biến và đào thải sau 4 – 6 tuần dùng.

Thai ngoài tử cung có sinh được không và cách điều trị 2

Tiêm thuốc điều trị thai ngoài tử cung kích thước nhỏ

Với cách làm này thì ống dẫn trứng vẫn được bảo tồn, tránh tối đa ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng mang thai, sinh con sau này. Nồng độ, tần suất dùng thuốc còn phụ thuộc nhiều vào nồng độ hCG đo được ban đầu. Tình trạng của cả người bệnh và thai nhi đều được quan sát trong suốt quá trình dùng thuốc để đảm bảo không có sơ suất xảy ra và thai ngoài tử cung được điều trị hoàn toàn.

Phương án phẫu thuật

Đối với trường hợp khi thai nhi đã lớn, có kích thước vượt quá công dụng của thuốc và chưa bị vỡ thì phẫu thuật nội soi loại bỏ thai ngoài tử cung được các bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân. Trước đây, khi còn sử dụng phương pháp mổ mở ổ bụng thì các di chứng để lại nhiều, tốc độ hồi phục lâu cũng như trong quá trình phẫu thuật có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho người bệnh.

Tuy nhiên, mổ nội soi chỉ được áp dụng cho tình huống túi thai chưa vỡ còn ngược lại, vỡ túi thai gây xuất huyết trong thì bệnh nhân vẫn cần phẫu thuật mở ổ bụng để quan sát cũng như xử lý triệt để hơn. Thông thường, khi để túi thai quá lớn dẫn đến vỡ thì chức năng của tử cung và việc sinh sản sau này cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Vì vậy mà phát hiện và điều trị thai ngoài tử cung sớm vô cùng quan trọng.

Theo dõi tình hình

Nếu trường hợp thai ngoài tử cung không có triệu chứng nào cụ thể hoặc chỉ có một vài dấu hiệu nhỏ, kích thước thai nhi còn rất bé, không thể phát hiện được vị trí thì bệnh nhân cần được theo dõi thêm bởi bác sĩ chuyên khoa vì có nhiều khả năng thai sẽ tự tan mà không cần đến biện pháp can thiệp. Lúc này, bạn cần để ý đến nồng độ beta hCG của mình thường xuyên, theo dõi thêm có chảy máu âm đạo hay không hoặc các triệu chứng có nặng hơn không và thông báo ngay với bác sĩ để có phương án giải quyết thích hợp.

Cách phòng tránh thai ngoài tử cung

Điều trị dứt điểm các bệnh phụ khoa: Nguyên nhân dẫn đến thai ngoài tử cung có bao gồm việc viêm nhiễm ống dẫn trứng và những bộ phận khác, chính vì vậy mà khi có bệnh phụ khoa như viêm âm đạo,… bạn cần đến bệnh viện và điều trị dứt điểm hoàn toàn, tránh cho vi khuẩn xâm nhập vào sâu hơn dẫn đến viêm nhiễm những bộ phận bên trong, thậm chí có thể tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung đấy.

Hạn chế tối đa nạo phá thai: Tỷ lệ nạo phá thai càng cao thì chức năng của buồng trứng, tử cung càng bị ảnh hưởng, dẫn đến rối loạn, thành tử cung mỏng, không đủ điều kiện cho phôi thai làm tổ dẫn đến sảy thai liên tục hoặc mang thai ngoài tử cung. Nhiều khảo sát và nghiên cứu cũng chứng minh nạo phá thai có tác động rất xấu đến chức năng sinh sản – cơ quan vốn đã rất nhạy cảm với các tác động bên ngoài.

Thai ngoài tử cung có sinh được không và cách điều trị 3

Nạo phá thai làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung

Sử dụng biện pháp tránh thai an toàn: Để tránh tối đa khả năng mang thai ngoài ý muốn, tránh trường hợp phá thai, nạo thai thì sử dụng biện pháp tránh thai một cách chủ động là biện pháp hiệu quả cao. Bạn có thể sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày, bao cao su hoặc bất cứ phương pháp nào nhưng với tránh thai khẩn cấp cần hết sức lưu ý vì gây rối loạn nội tiết tố mạnh.

Thường xuyên theo dõi, điều hòa kinh nguyệt: Kinh nguyệt không đều cũng ảnh hưởng nhiều đến chức năng và sự ổn định của tử cung, buồng trứng. Một chu kỳ bình thường sẽ là từ 28 – 35 ngày, nếu chu kỳ của bạn ngắn hơn hoặc dài hơn, cần đến bệnh viện khám và điều trị sớm.

Mang thai ngoài tử cung có sinh được không đã có giải đáp cụ thể phía trên. Nếu có dấu hiệu và bạn nghi ngờ đó là thai ngoài tử cung thì đừng ngần ngại, hãy đến bệnh viện để được xét nghiệm, siêu âm xác định chính xác tình trạng thai nhi nhé.

Hồng Nhung 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm