Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Thai nhi 10 tuần tuổi phát triển như thế nào? Lời khuyên để thai nhi phát triển khỏe mạnh

Ngày 21/10/2022
Kích thước chữ

Những ngày cuối tháng thứ 3 của thai kỳ, mẹ bầu đã bắt đầu có sự thay đổi nhanh chóng so với giai đoạn đầu. Thai nhi 10 tuần tuổi phát triển rất nhanh chóng. Vậy thai nhi 10 tuần tuổi phát triển như thế nào? Mẹ bầu có thể làm gì để thai nhi phát triển thật khỏe mạnh? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về chủ đề này nhé!

Sau khi đã trải qua 9 tuần của thai kỳ, mẹ bầu bước vào tuần 10 của thai kỳ, thai nhi có những thay đổi rõ rệt. Có thể thấy được rõ sự phát triển của thai nhi. Vậy cơ thể mẹ bầu thay đổi như thế nào ở tuần 10? Thai nhi 10 tuần tuổi phát triển như thế nào? 

Thai nhi 10 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Vào những ngày bước vào tuần thứ 10 thai kỳ, thai nhi đã có những sự phát triển mạnh mẽ. Điều đó được thể hiện như sau: 

  • Hệ thống cơ quan trong cơ thể đã hình thành.
  • Các màng giữa ngón tay và ngón chân mất đi. Móng tay của bé dần hình thành. 
  • Não phát triển nhanh chóng dẫn đến đầu cũng to dần lên. Khớp thần kinh tủy sống của thai nhi đã hoạt động thuận lợi nhờ vậy mà bé có thể hoạt động ngón tay và tay chân. 
  • Răng thai nhi cứng dần lên và liên kết cùng với xương hàm. Một số trẻ khi sinh ra đã có 1 đến 2 chiếc răng. Nhưng hầu như không mọc răng cho đến khi được 6 đến 10 tháng tuổi.
  • Mắt của bé gần hình thành đầy đủ các bộ phận võng mạc, đồng tử, mống mắt, giác mạc và thủy tinh thể. Mặc dù đã hình thành đầy đủ nhưng do mí mắt che phủ, bé vẫn nhắm mắt. Và bé bắt đầu mở mắt ở tuần 27 của thai kỳ. 
  • Sự phát triển của xương, sụn giúp hình thành đầu gối, tay, khuỷu tay và mắt cá chân. Bố mẹ có thể thấy rõ qua hình ảnh siêu âm thai nhi ở tuần thứ 10. 
  • Dạ dày của thai nhi bắt đầu tiết dịch vị. Thận cũng tạo nhiều nước tiểu hơn.
  • Hormone testosterone sẽ được sản xuất ở bé trai trong tuần thứ 10 của thai kỳ.
  • Khi vào tuần thứ 10 thai kỳ, thai nhi sẽ có kích thước khoảng 3,1cm đến 4 cm và có khối lượng rơi vào khoảng 0,4 kg. Chúng ta có thể tưởng tượng kích thước thai nhi như một quả dâu vậy. Và sau đó, chiều dài có thể dài gấp đôi ở 3 tuần tiếp theo của thai kỳ. 
Thai nhi 10 tuần tuổi phát triển như thế nào? Lời khuyên để mẹ bầu và thai nhi phát triển khỏe mạnh 1
Thai nhi 10 tuần tuổi phát triển nhanh chóng

Thay đổi nhịp tim ở thai nhi 10 tuần tuổi

Bước vào tuần thứ 10 của thai kỳ, thai nhi có nhịp tim khoảng 140 đến 170 nhịp/phút. Bên cạnh đó, nhịp tim bé trai và bé gái sẽ không có thay đổi nhiều. Tim thai đập rất nhẹ nên hầu như mẹ sẽ không thể cảm nhận được nhịp tim mà chỉ có thể nghe được nhịp tim của trẻ khi tiến hành siêu âm thai nhi. 

Nếu khi đi khám thai mà thấy tim thai đập dưới 90 nhịp/phút thì đây là trường hợp tim thai yếu. Khi thai nhi rơi vào trường hợp này tức tỷ lệ sảy thai cao đến 86%. Đặc biệt khi dưới 70 nhịp/phút thì tỉ lệ sảy thai cực cao. Ngược lại, khi khám thai thấy tim thai đập trên 180 nhịp/phút cũng có thể báo hiệu thai nhi có vấn đề về sức khỏe.

Thai 10 tuần phát triển mạnh mẽ. Bé lúc này đã có thể đạp, đá, trườn, xoay nhẹ người… Tuy nhiên, sự chuyển động này khá nhẹ nhàng mà mẹ khó có thể cảm nhận được. 

Thai nhi 10 tuần tuổi phát triển như thế nào? Lời khuyên để mẹ bầu và thai nhi phát triển khỏe mạnh 2
Siêu âm thai nhi 10 tuần tuổi là cột mốc rất quan trọng

Mang thai 10 tuần tuổi, người mẹ có sự thay đổi gì? 

Khi bước sang tuần thứ 10, bụng của mẹ bầu nhô hẳn ra nhưng cũng chưa lộ quá do đối với một số chị em phụ nữ. Đồng thời, bụng và ngực của mẹ bầu sẽ xuất hiện những gân xanh. Do đây là nguồn cung cấp dinh dưỡng và máu cho thai nhi. 

Thay đổi thể chất ở mẹ bầu

Bước vào tuần thứ 10, mẹ cũng sẽ một số biểu hiện khác như sau:

  • Cảm thấy mệt mỏi: Mẹ bầu sẽ hơi thấy mệt mỏi do thai nhi phát triển rất nhanh chóng và mạnh mẽ. Để giảm cảm giác mệt mỏi mẹ có thể đi bộ nhẹ nhàng, vận động chầm chậm để thoải mái hơn.
  • Ợ nóng và khó tiêu: Hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh, cay nóng hay ăn đồ chứa nhiều chất xơ. Mẹ bầu không nên nằm ngay sau ăn để tránh hiện tượng ợ nóng và trào ngược dạ dày
  • Chóng mặt: Áp lực máu tăng cao do lượng máu trong cơ thể mẹ bầu tăng dần để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi. Khi bị chóng mặt mẹ bầu hãy nghỉ ngơi, ăn chút đồ ăn nhẹ để lượng đường trong máu tăng lên giúp cơ thể thỏa mái hơn. 
  • Đau dây chằng: Thai nhi lớn dần, dây chằng bụng mẹ cũng giãn ra, và có thể thấy hơi đau. Vì vậy mẹ bầu cần mát xa bụng nhẹ nhàng và nghỉ ngơi đầy đủ.

Mẹ bầu có một số thay đổi về tinh thần

Ốm nghén: Mẹ bầu sẽ có cảm giác buồn nôn, nôn thường xuyên. Nhưng không nên nhịn ăn do khi bạn thấy buồn nôn thì huyết áp cũng thấp đi. Có thể uống chút trà gừng để làm dịu cảm giác này. 

Tâm lý nhạy cảm và dễ xúc động: Ai hầu như cũng biết tâm sinh lý của mẹ bầu rất nhạy cảm, dễ xúc động cũng như cảm thấy tủi thân hơn. Điều này, mẹ bầu cần lưu ý để giải tỏa áp lực tránh ảnh hưởng đến bé. 

Thai nhi 10 tuần tuổi phát triển như thế nào? Lời khuyên để mẹ bầu và thai nhi phát triển khỏe mạnh 3
Mẹ bầu có tâm lý nhạy cảm, dễ xúc động

Một số lời khuyên cho mẹ bầu để thai nhi phát triển khỏe mạnh

Mang thai là điều thiêng liêng, cao cả của người phụ nữ. Vì vậy bước vào tuần thứ 10, khi thai nhi đang phát triển nhanh chóng, mẹ bầu cần chú ý một số điều sau đây để bảo đảm cho thời gian thai kỳ an toàn và giúp bé phát triển an toàn.

Điều mẹ bầu nên làm:

  • Ưu tiên lựa chọn quần áo thỏa mái hay quần áo dành cho mẹ bầu.
  • Thực phẩm giàu vitamin B6 như cam quýt, khoai tây, các loại rau màu xanh… để cải thiện triệu chứng buồn nôn. 
  • Bổ sung các thực phẩm chứa axit folic sẽ giúp giảm nguy cơ sinh non, ngăn ngừa dị tật thần kinh và sảy thai. Một số thực phẩm chứa nhiều axit folic như súp lơ xanh, đậu đỏ, cam..
  • Bổ sung các thực phẩm có nhiều protein như trứng, cá, sữa sẽ giúp tế bào mô thai và tuyến vú, tử cung phát triển.
  • Ăn nhiều rau xanh đậm, tim cật... có chứa nhiều sắt sẽ giúp mẹ bầu ngăn ngừa thiếu máu.
  • Bổ sung các thực phẩm có nhiều canxi giúp hạn chế đông máu, giảm đau nhức xương khớp và còi xương của bé. 
  • Để tâm lý thỏa mái, tránh lo âu, giận dữ, buồn phiền. Vận động nhẹ nhàng cho cơ thể thỏa mái, tránh đau nhức.

Thai nhi 10 tuần tuổi phát triển như thế nào? Lời khuyên để mẹ bầu và thai nhi phát triển khỏe mạnh 4Bổ sung các thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng cho bà bầu

Điều mẹ bầu không nên làm:

  • Tránh tiếp xúc quá nhiều với chó mèo. Do chó mèo có nhiều kí sinh trùng kí sinh gây ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Nghiêm cấm tự ý dùng thuốc khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ, đặc biệt thuốc kháng sinh.
  • Hạn chế dùng nhiều đồ ngọt, thực phẩm có chứa chất kích thích như cà phê, rượu bia…

Dấu hiệu cần gặp bác sĩ:

  • Đau bụng dữ dội.
  • Đi tiểu có cảm giác đau.
  • Sốt ớn lạnh.
  • Nôn và buồn nôn rất nhiều.
  • Máu chảy nhiều hoặc có hiện tượng chuột rút.
  • Dịch âm đạo có mùi, tính chất khác thường.

Trên đây là một số chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về chủ đề "Thai nhi 10 tuần tuổi phát triển như thế nào?" cũng như một số điều mẹ bầu cần lưu ý để có một thời gian thai kỳ an toàn và đảm bảo sự phát triển của thai nhi. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi! Chúc quý độc giả và gia đình luôn khỏe mạnh!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin