Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng/
  4. Thực phẩm dinh dưỡng

Thanh cua là gì? Thành phần, hàm lượng dinh dưỡng có trong thanh cua

Ngày 24/06/2023
Kích thước chữ

Thanh cua là thịt cá đã được lọc bỏ xương, sau đó xay nhuyễn thành bột nhão và trộn với các nguyên liệu khác. Đây là một lựa chọn thay thế hợp lý cho cua thật, nhưng nó được chế biến ở mức độ cao và hàm lượng chất dinh dưỡng cũng ít hơn.

Thanh cua trở nên phổ biến trong vài thập kỷ qua và thường được tìm thấy trong món salad hải sản, bánh cua, cuộn sushi và cua rangoon. Thanh cua là thịt cá đã qua chế biến, đôi khi được gọi là “xúc xích của biển”. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thắc mắc thanh cua được làm từ gì và liệu nó có tốt cho sức khỏe hay không. Bài viết này giải thích mọi thứ bạn cần biết về thanh cua.

Thanh cua là gì?

Thanh cua là thịt cá đã được lọc bỏ xương, rửa sạch để loại bỏ chất béo và những mảnh vụn không mong muốn, sau đó băm nhỏ thành bột nhão. Bột nhão này được trộn với các thành phần khác trước khi đun nóng và ép thành những thanh có hình dạng giống thịt cua.

Mặc dù thanh cua được làm từ hải sản, nhưng lại thường không chứa cua, ngoại trừ một lượng nhỏ chiết xuất cua đôi khi được thêm vào để tạo hương vị.

Cá minh thái, có mùi nhẹ, thường được sử dụng để làm surimi hay thanh cua. Loại cá này cũng được dùng để làm phi lê cá và các sản phẩm cá tẩm bột khác.

Thanh cua là gì? Lợi ích và nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe khi sử dụng thanh cua 1
Thanh cua là gì? Thanh cua có được làm từ thịt cua thật không?

Các gói sản phẩm giống cua có thể được dán nhãn “thanh giả cua” hoặc “protein cá trộn với cua”, nhưng phải tuân theo các quy tắc dán nhãn của chính phủ. Ở Nhật Bản, hải sản làm từ surimi thường được gọi là kamaboko.

Trên thực đơn của nhà hàng, thanh cua có thể được đánh vần là “krab” để chỉ ra rằng đó là hàng giả cua.

Hàm lượng dinh dưỡng của thanh cua kém hơn cua thật

Mặc dù cả hai đều có lượng calo tương tự nhau, nhưng 63% lượng calo của thanh cua đến từ carb, trong khi 80% lượng calo của cua hoàng đế Alaska đến từ protein.

Nếu bạn đang cố gắng tăng lượng protein và giảm lượng carb - chẳng hạn như nếu bạn đang ăn kiêng low carb hoặc ketogenic thì cua thật có thể phù hợp hơn với mục tiêu của bạn.

So với thanh cua, cua thật cũng cao hơn đáng kể về hàm lượng một số vitamin và khoáng chất, bao gồm vitamin B12, kẽm và selen.

Điều này một phần là do cá minh thái, loại cá chính được sử dụng để làm thanh cua, có hàm lượng các chất dinh dưỡng thấp hơn. Ngoài ra, thanh cua chứa hỗn hợp các thành phần không chứa các vitamin hoặc khoáng chất này, bao gồm cả tinh bột và đường bổ sung.

Thanh cua là gì? Lợi ích và nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe khi sử dụng thanh cua 2
Thanh cua có hàm lượng dinh dưỡng ít hơn so với thịt cua thật

Mặt khác, cua thật có xu hướng chứa nhiều natri hơn thanh cua, mặc dù cả hai đều đóng góp lớn vào giới hạn hàng ngày là 2.300 mg. Muối thường được thêm vào cả cua thật và thanh cua, mặc dù lượng muối khác nhau tùy theo nhãn hiệu.

Cuối cùng, cua thật thường có hàm lượng axit béo omega-3 cao hơn thanh cua. Mặc dù dầu omega-3 có thể được thêm vào thanh cua nhưng điều này không phổ biến.

Thành phần làm nên thanh cua

Thành phần chính trong thanh cua là surimi, thường chiếm 35 - 50% sản phẩm tính theo trọng lượng.

Các thành phần chính khác trong thanh cua bao gồm:

  • Nước: Nước là thành phần dồi dào thứ hai trong thanh cua, nước rất cần thiết để có được kết cấu phù hợp và kiểm soát giá thành sản phẩm.
  • Tinh bột: Tinh bột khoai tây, lúa mì, ngô hoặc bột sắn thường được sử dụng để làm cứng surimi và làm đông. Tuy nhiên, nếu sử dụng lượng tinh bột dư thừa để cắt giảm chi phí, sản phẩm có thể trở nên dẻo và mềm.
  • Protein: Protein lòng trắng trứng là phổ biến nhất, nhưng các loại protein khác, chẳng hạn như đậu nành cũng có thể được sử dụng. Những thứ này làm tăng hàm lượng protein của thanh cua và cải thiện kết cấu, màu sắc và độ bóng.
  • Đường và sorbitol: Những chất này giúp sản phẩm giữ được lâu khi làm đông và rã đông, đồng thời góp một chút vị ngọt cho thanh cua.
  • Dầu thực vật: Dầu hướng dương, dầu đậu nành hoặc các loại dầu thực vật khác đôi khi được sử dụng để cải thiện kết cấu, màu trắng và thời hạn sử dụng. Một số nhãn hiệu cũng có thể sử dụng dầu cá để thay thế.
  • Muối (natri clorua): Ngoài việc thêm hương vị, muối giúp phần thịt cá băm nhỏ tạo thành một loại gel chắc chắn. Kali clorua, thực hiện các chức năng tương tự, có thể được thay thế cho một số loại muối.

Sau khi kết hợp các thành phần này với chất bảo quản và các chất phụ gia khác, hỗn hợp cua được nấu chín và ép thành các hình dạng mong muốn, cũng như được hút chân không và thanh trùng để tiêu diệt vi khuẩn có hại.

Lợi ích và nguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng thanh cua

Lợi ích của thanh cua

Có một số lý do khiến thanh cua trở nên phổ biến. Một là giá cả phải chăng, vì thanh cua thường rẻ hơn đáng kể so với cua thật.

Thanh cua là gì? Lợi ích và nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe khi sử dụng thanh cua 3
Thanh cua dần được đưa vào chế độ ăn uống hàng ngày của nhiều người nhờ sự tiện lợi và giá cả phải chăng

Thanh cua cũng rất tiện lợi vì có thể thêm vào món ăn mà không cần chế biến thêm. Một số thanh cua được đóng gói thành các phần nhỏ có thể mang đi, làm món ăn nhẹ kết hợp với nước chấm.

Ngoài ra, một số sản phẩm thanh cua không chứa gluten và không có thành phần biến đổi gen (GMO).

Nguy cơ tiềm ẩn

Bên cạnh thực tế thanh cua là một phiên bản cua thật đã qua chế biến và ít dinh dưỡng hơn, nó còn gây ra những lo ngại về môi trường, dán nhãn sai và gây dị ứng.

Dán nhãn sai, an toàn thực phẩm và dị ứng thực phẩm

Một số sản phẩm thanh cua không liệt kê chính xác các thành phần hải sản, điều này làm tăng nguy cơ dị ứng và an toàn thực phẩm.

Hầu hết các sản phẩm dán nhãn sai được nhập khẩu từ các nước châu Á. Một số nhãn thậm chí còn không ghi chú rằng surimi được làm từ cá - một loại thực phẩm gây dị ứng hàng đầu. Việc ghi nhãn dị ứng thực phẩm là bắt buộc ở các nước Châu Âu và Mỹ, kể cả đối với thực phẩm nhập khẩu.

Dán nhãn sai cũng che giấu cá có khả năng gây độc. Trên thực tế, hai trong số các sản phẩm surimi châu Á bị dán nhãn sai có chứa một loài cá có liên quan đến ngộ độc ciguatera.

Nếu bạn bị dị ứng thực phẩm, tốt nhất nên tránh thanh cua không có nhãn mác vì nó có thể chứa các chất gây dị ứng phổ biến bao gồm cá, chiết xuất cua, trứng và lúa mì.

Tác động xấu tới môi trường

Một số loài cá minh thái được sử dụng để làm surimi đã bị đánh bắt quá mức, gây nguy hiểm cho các loài động vật như sư tử biển ăn cá minh thái hoặc bị đánh bắt theo cách gây hại cho môi trường sống của các sinh vật biển khác.

Cũng có thể sử dụng các loại thịt không phải cá, chẳng hạn như thịt gà, thịt bò hoặc thịt lợn đã lọc xương để làm surimi mặc dù điều này không phổ biến.

Một vấn đề môi trường khác là thịt cá băm dùng để làm surimi được rửa nhiều lần để cải thiện màu sắc, kết cấu và mùi. Việc này sử dụng nhiều nước và tạo ra nước thải, phải được xử lý để không làm ô nhiễm đại dương và gây hại cho cá.

Nếu bạn đang chuẩn bị một món ăn cho một dịp đặc biệt và không có kinh phí để mua cua thật, thì thanh cua là một lựa chọn thay thế tuyệt vời và dễ sử dụng. Tuy nhiên, đối với các bữa ăn hàng ngày, hãy lựa chọn các loại protein bổ dưỡng, chế biến đơn giản và giá cả phải chăng, chẳng hạn như cá, thịt gà và thịt bò nạc.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Chủ đề:Dinh dưỡng