Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Thay đổi sợi bọc tuyến vú là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Ngày 16/03/2023
Kích thước chữ

Thay đổi sợi bọc tuyến vú là một bệnh lành tính, ít nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên theo thời gian, các triệu chứng của bệnh gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và tâm lý của bệnh nhân. Do đó, nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường nên đi khám để chẩn đoán và điều trị hiệu quả, tránh những hậu quả nghiêm trọng hơn.

Thay đổi sợi bọc tuyến vú là một tổn thương lành tính, không phải ung thư thường gặp ở phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt. Trước đây, tình trạng này còn được gọi là viêm nang tuyến vú mãn tính hoặc ​​xơ nang tuyến vú. Thay đổi sợi bọc tuyến vú làm thay đổi cấu trúc mô học của tuyến vú gây mất thẩm mỹ, đau đớn và khó chịu cho người bệnh.

Thay đổi sợi bọc tuyến vú là bệnh gì, nguyên nhân, dấu hiệu?

Thay đổi sợi bọc tuyến vú là gì?

Thay đổi sợi bọc tuyến vú là khối u lành tính, đặc trưng bởi sự thay đổi cấu trúc trong mô vú. Mặc dù chưa biết chính xác nguyên nhân gây bệnh nhưng rối loạn nội tiết được coi là yếu tố nguy cơ chính. Tổn thương xơ nang của tuyến vú gồm 3 loại: 

  • U nang: Là một hoặc nhiều khối u có kích thước từ vài mm đến vài cm, bên trong chứa dịch hoặc canxi hóa, vỏ nang mỏng.
  • U xơ: Là một khối đặc hoặc mảng có kích thước vài cm, đau nhẹ trước khi có kinh, thường kèm theo tổn thương hoá sợi kết hợp với tổn thương dạng nang.
  • U tăng sản biểu mô: Là một khối đặc không có dịch hay mảng, kích thước 1 - 4 cm, ấn vào rất đau. Dạng u, mảng này thường đau và to hơn trước kỳ kinh nguyệt, nhưng sẽ nhỏ và ít đau hơn vào ngày hành kinh.
Thay đổi sợi bọc tuyến vú là bệnh gì? Có nguy hiểm không? 1
Thay đổi sợi bọc tuyến vú là khối u lành tính

Triệu chứng của thay đổi sợi bọc tuyến vú

Người bị thay đổi sợi bọc tuyến vú thường có các triệu chứng sau: 

  • Đau vú: Ngực đau thay đổi theo chu kỳ, chủ yếu đau 1/4 phía ngoài của nửa trên hoặc nửa dưới ngực, đau 1 hoặc 2 bên ngực, đau có thể lan ra cánh tay cùng bên. Thời gian và cường độ đau khác nhau ở từng người. Có người đau trước kỳ kinh 1 tuần, có người đau với tần suất liên tục và dữ dội trong gần ngày hành kinh, nhưng khi hành kinh thì lại đau, kèm theo cảm giác căng tức ngực.
  • Có mảng hoặc cục ở vú: Khi sờ vào ngực có thể thấy các mảng hoặc cục, nhưng ít khi chú ý chỉ có thể phát hiện bằng siêu âm hoặc chụp nhũ ảnh. Tuy nhiên, khi ấn vào ngực sẽ thấy đau. Nếu để ý kỹ sẽ thấy tổn thương thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, gần đến ngày hành kinh các mảng đau và to hơn.
  • Tiết dịch ở núm vú: Dấu hiệu thường gặp là tăng sản ở tuyến vú, có chất lỏng chảy ra và dính vào áo, đôi khi phải ấn vào vết thương thì mới chảy ra, chất lỏng hơi nhầy và có màu vàng nhạt hoặc trắng như sữa loãng, màu xanh hơi nâu, hiếm khi có màu đỏ.
Thay đổi sợi bọc tuyến vú là bệnh gì? Có nguy hiểm không? 2
​Người bị thay đổi sợi bọc tuyến vú thường có dấu hiệu đau tức ngực, tiết dịch ở núm vú,...

Nguyên nhân gây bệnh thay đổi sợi bọc tuyến vú 

Nguyên nhân chính xác của những thay đổi trong mô sợi tuyến vú vẫn chưa được xác định rõ, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng các hormone sinh sản, đặc biệt là estrogen góp phần vào sự thay đổi. Sự dao động về nồng độ hormone trong chu kỳ kinh nguyệt có thể gây khó chịu ở ngực và căng tức ở các thùy vú. Sự thay đổi này thường gây khó chịu trước khi bắt đầu có kinh, đồng thời cảm giác đau và cục u ở vú thường giảm bớt khi có kinh.

Bệnh thay đổi sợi bọc tuyến vú có nguy hiểm không?

Về cơ bản, bệnh thay đổi sợi bọc tuyến lành tính nhưng theo thời gian khối u có thể tăng kích thước và các triệu chứng khó chịu hơn gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và tâm lý của người bệnh. Đặc biệt, khối u lớn dẫn đến biến dạng bầu ngực. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp biến chứng thành ung thư vú. Do đó, người bệnh không nên chủ quan mà nên thăm khám thường xuyên để chủ động phòng ngừa và phát hiện bệnh.

Phương pháp điều trị bệnh thay đổi sợi bọc tuyến vú

Khám bệnh định kỳ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường của cơ thể. Trong trường hợp nghi ngờ các bệnh về ngực, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra, chẩn đoán, bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định làm một số xét nghiệm cần thiết như siêu ấm vú, chọc hút tế bào tuyến vú, chụp nhũ ảnh, sinh thiết,...

Những bệnh nhân bị thay đổi sợi bọc tuyến vú nhẹ và các triệu chứng không đe dọa đến tính mạng hầu như không cần điều trị. Nếu các mảng, u lớn, sưng tấy, khó chịu thì bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp như:

  • Sử dụng thuốc giảm đau.
  • Dùng kim nhỏ để hút.
  • Phẫu thuật cắt bỏ khối u.

Ngoài ra, một số biện pháp dưới đây cũng có thể giúp giảm thiểu các triệu chứng thay đổi sợi bọc tuyến:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn loại áo ngực phù hợp.
  • Nên mặc áo ngực thể thao khi ngủ và khi tập luyện.
  • Tránh xa các chất kích thích.
  • Giảm cân, giảm tiêu thụ chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày.
  • Giảm hoặc ngừng sử dụng liệu pháp hormone đối với những người đang trải qua thời kỳ mãn kinh, điều này cần trao đổi với bác sĩ để có kế hoạch cụ thể.
  • Chườm ấm vùng ngực để giảm khó chịu.
  • Nếu đang dùng thực phẩm chức năng chứa nội tiết tố nên báo cho bác sĩ. Vì có thể điều này liên quan đến triệu chứng bệnh và bác sĩ sẽ đưa ra cách giải quyết phù hợp.

Khi phát hiện bị thay đổi sợi bọc tuyến vú điều bạn nên làm lúc này là:

  • Khám, kiểm tra vú thường xuyên để phát hiện sớm những biểu hiện bất thường của bệnh, thậm chí ung thư vú để có phương pháp điều trị phù hợp nhất.
  • Không quá lo lắng vì bệnh thường lành tính.
  • Sử dụng chế độ ăn uống khoa học hơn: Tăng cường rau củ quả, vitamin, hạn chế mỡ động vật, thức ăn nhanh,... Kết hợp tập luyện để lưu thông máu, giảm hình thành u, cục.
Thay đổi sợi bọc tuyến vú là bệnh gì? Có nguy hiểm không? 3
​Khám ngực định kỳ giúp phát hiện sớm các biến chứng và kiểm soát tình trạng bệnh thay đổi sợi bọc tuyến vú

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh thay đổi sợi bọc tuyến vú. Đây là một tình trạng liên quan đến nội tiết tố lành tính phổ biến. Nếu bạn có các triệu chứng đau dai dẳng hoặc nghiêm trọng, hãy đi khám bác sĩ. Đừng quên tự kiểm tra ngực định kỳ để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin