Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Thiếu Vitamin A và bệnh khô mắt ở trẻ em - những điều cần biết

Ngày 07/06/2018
Kích thước chữ

Một trong các nguyên nhân của chứng khô mắt ở trẻ em là do thiếu Vitamin A. Thiếu vitamin a và bệnh khô mắt ở trẻ em nếu không khắc phục kịp thời sẽ gây ra các tổn thương trên kết mạc, giác mạc và võng mạc.

Một trong các nguyên nhân của chứng khô mắt ở trẻ em là do thiếu Vitamin A. Thiếu vitamin a và bệnh khô mắt ở trẻ em nếu không khắc phục kịp thời sẽ gây ra các tổn thương trên kết mạc, giác mạc và võng mạc.

1. Nguyên nhân gây ra bệnh khô mắt

Do thiếu vitamin A, là loại vitamin cần thiết cho sự phát triển, sức khoẻ, và chức năng bình thường của các mô bề mặt, như biểu mô của da và niêm mạc, và các mô của mắt, đặc biệt là kết mạc, giác mạc và võng mạc. Do đó, cha mẹ cần sớm biết được các biện pháp phòng chống bệnh khô mắt và thiếu vitamin a ở trẻ em. 

Các bé có nguy cơ cao bị thiếu vitamin a và bệnh khô mắt ở trẻ em:

- Trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ hoặc cai sữa sớm, con của những bà mẹ thiếu vitamin A dự trữ trong thời kỳ mang thai hoặc những đứa trẻ có cân nặng sau sinh thấp.

- Trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng đặc biệt là suy dinh dưỡng nặng. Các bé bị mắc bệnh nhiễm trùng như sởi, ỉa chảy, nhất là trẻ bị ỉa chảy kéo dài trên 14 ngày. Trẻ có chế độ ăn nghèo vitamin A và caroten, trẻ không được ăn dầu mỡ…

Thiếu Vitamin A và bệnh khô mắt ở trẻ em - những điều cần biết 1Thiếu vitamin a và bệnh khô mắt ở trẻ em

2. Phòng ngừa thiếu vitamin a và bệnh khô mắt ở trẻ em

- Khi có thai và trong thời kỳ cho con bú, các bà mẹ cần được ăn đủ lượng và đủ chất hàng ngày, uống nước nhiều và nghỉ ngơi đầy đủ để đảm bảo cho con sinh ra được khoẻ mạnh.  Cần chú ý trong thời gian 3 tháng đầu khi mới có thai, phụ nữ không được uống vitamin A liều cao vì có thể xảy ra dị dạng bẩm sinh cho thai nhi.

Thiếu Vitamin A và bệnh khô mắt ở trẻ em - những điều cần biết 3Khi có thai và trong thời kỳ cho con bú, các bà mẹ cần được ăn đủ lượng và đủ chất hàng ngày

- Cần nuôi con bằng sữa mẹ ngay từ khi mới đẻ cho đến khi trẻ được 24 tháng tuổi.  Từ tháng thứ 4 trở đi cần cho trẻ ăn đủ vitamin A, chất đạm và chất béo và muối khoáng  hàng ngày. Vitamin A có nhiều trong các thức ăn có nguồn gốc động vật như gan, lòng đỏ trứng, cá, sữa nhưng có rất ít trong thịt nạc. Tiền vitamin A có chứa nhiều trong các loại rau  có màu xanh sẫm như rau ngót, rau cải, rau mồng tơi, rau dền, rau đay, rau lang, thì là ....và cũng có nhiều trong các loại quả, củ có màu đỏ hoặc màu vàng sẫm như gấc, bí ngô, xoài, hồng, khoai lang nghệ, quả trứng gà, củ nghệ...

- Khi trẻ từ  6 tháng tuổi trở đi, cần cho trẻ đi uống vitamin A liều cao bổ sung định kỳ 6 tháng 1 lần khi có các đợt cho trẻ em uống vitamin A hàng loạt ở các địa phương, lượng vitamin A này sẽ dự trữ trong gan của cơ thể trẻ được khoảng 4-6 tháng.

- Khi trẻ được 9 tháng tuổi, cần cho trẻ đi tiêm chủng phòng sởi. Nếu được tiêm phòng sởi, nguy cơ mắc thiếu vitamin A và khô mắt sẽ giảm đi 50%. Cần giữ vệ sinh khi cho trẻ ăn uống để đề phòng tiêu chảy. Khi trẻ bị tiêu chảy, cần  cho trẻ uống ngay Oresol thay nước uống và đưa trẻ đi khám bệnh ngay ở các cơ sở y tế để chống khô mắt và điều trị kịp thời.

- Khi trẻ có các dấu hiệu thiếu vitamin A đầu tiên như quáng gà, khô lòng trắng mắt, gia đình cần chú ý phát hiện sớm và đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để khám bệnh và được uống vitamin A kịp thời sẽ phòng tránh được mù loà cho trẻ.

Thiếu Vitamin A và bệnh khô mắt ở trẻ em - những điều cần biết 2Cần bổ sung vitamin A cho bé đầy đủ

Đối mặt với vấn đề thiếu vitamin a và bệnh khô mắt ở trẻ em, bạn nên thăm khám bác sĩ và xin được bổ sung vitamin A. Bên cạnh đó, bạn cũng nên xây dựng chế độ ăn uống cho con càng đa dạng càng tốt, bao gồm các thực phẩm từ động vật hay rau củ quả.

Thanh Hiền

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin