Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Sinh con

Thủ thuật hỗ trợ sinh khó và những rủi ro có thể gặp phải

Ngày 19/06/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Sinh con thường là một trải nghiệm không dễ dàng với hầu hết các mẹ bầu. Phương pháp sinh thường qua âm đạo được coi là phổ biến nhất. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình vượt cạn qua đường này và cần sự hỗ trợ thủ thuật hỗ trợ sinh khó để việc sinh nở trở nên dễ dàng hơn.

Trong thế giới y tế ngày nay, các phương pháp hỗ trợ sinh khó không chỉ giúp nâng cao tỷ lệ thành công của quá trình sinh sản mà còn mang đến hy vọng và niềm tin cho những người phụ nữ và gia đình đang đối diện với những thách thức về sinh sản khó khăn. Hãy cùng khám phá để hiểu rõ hơn về sự tiến bộ của phương pháp y học hiện đại.

Vì sao cần hỗ trợ sinh khó?

Thường thì khi bước vào giai đoạn chuyển dạ thật, các bác sĩ sản khoa sẽ đưa ra dự đoán về khả năng của sản phụ có thể sinh ngả âm đạo hay không. Giai đoạn này được theo dõi thông qua việc đánh giá sự mở của cổ tử cung và tiến triển của thai nhi, cùng việc sử dụng máy theo dõi cơn co của tử cung và nhịp tim của thai nhi.

Thủ thuật hỗ trợ sinh khó và những rủi ro có thể gặp phải 1
Việc có sự hỗ trợ sinh khó từ các bác sĩ sản khoa là cần thiết để giúp sản phụ tránh tác động tiêu cực đến mẹ và bé

Khi cổ tử cung đã mở hoàn toàn và đầu thai đã lọt vào khung chậu của mẹ, sản phụ bắt đầu vào giai đoạn rặn sinh, còn được gọi là sổ thai. Đây là giai đoạn quan trọng và trọng đại nhất đối với sản phụ, trong đó mẹ sẽ cố gắng kết hợp rặn sinh với cơn co của tử cung để đưa thai ra ngoài.

Thời gian cho phép rặn sinh tối đa là 30 phút. Nếu thời gian kéo dài hơn, có thể gây nguy hiểm cho thai nhi, do trẻ sinh ra sẽ bị ngạt. Đặc biệt, trong những trường hợp sản phụ có bệnh lý như suy tim, hen suyễn hoặc có vết mổ cũ, nỗ lực rặn sinh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn. Do đó, việc có sự hỗ trợ sinh khó từ các bác sĩ sản khoa là cần thiết để giúp sản phụ tránh được những tác động tiêu cực đến mẹ và bé.

Rủi ro khi có hỗ trợ khi sinh

Rủi ro cho mẹ

Phương pháp hỗ trợ sinh khó có độ an toàn tương đối, tuy nhiên vẫn tồn tại một số nguy cơ:

  • Nguy cơ rách âm đạo và tầng sinh môn độ 3 - 4: Rách có thể sâu và ảnh hưởng đến cơ vòng hậu môn và thành trực tràng.
  • Tiểu không kiểm soát: Mặc dù không phổ biến, tỷ lệ tiểu không kiểm soát sau sinh là khoảng 30/100 phụ nữ sau sinh, đặc biệt là trong trường hợp sinh giúp. Sản phụ có thể được hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu như tập sàn chậu để giảm thiểu tình trạng này.
  • Són phân: Biến chứng này thường xảy ra sau sinh, đặc biệt là trong các trường hợp có rạn tầng sinh môn độ 3 - 4. Ước tính khoảng 13 - 27% trường hợp sau sinh có thể gặp phải tình trạng són phân.
  • Gia tăng nguy cơ cao máu đông: Sau sinh giúp, nguy cơ hình thành cục máu đông ở tĩnh mạch chân và vùng chậu tăng lên. Sản phụ có thể hạn chế nguy cơ này bằng cách tăng cường hoạt động thể lực, đi lại nhiều khi có thể. Ngoài ra, sản phụ cũng được khuyên đeo vớ chống đông máu và tiêm heparin để ngăn ngừa cục máu đông nếu có chỉ định từ bác sĩ.
Thủ thuật hỗ trợ sinh khó và những rủi ro có thể gặp phải 2
Nguy cơ rách âm đạo và tầng sinh môn độ 3 - 4 khi áp dụng hỗ trợ khi sinh

Rủi ro cho bé

Các nguy cơ hỗ trợ sinh khó cho bé bao gồm:

  • Xuất hiện dấu vết trên đầu bé, thường biến mất trong vòng 48 giờ sau sinh.
  • Bướu huyết thanh: Có tỷ lệ xảy ra từ 1 đến 12 trẻ trong mỗi 100 trẻ sinh giúp, thường tự biến mất theo thời gian. Nó có thể dẫn đến tình trạng vàng da ở các ngày đầu sau sinh, nhưng hiếm khi gây ra các vấn đề khác.
  • Dấu vết trên mặt bé sẽ thường biến mất trong vòng 48 giờ sau sinh.
  • Những vết cắt nhỏ trên mặt hoặc da đầu bé: Có thể xảy ra ở khoảng 1 trong 10 bé sinh giúp và thường sẽ lành nhanh chóng sau đó.

Các biến chứng hậu sản và cách khắc phục

Các biến chứng có thể xảy ra trong giai đoạn hậu sản sau sinh bao gồm bí tiểu hoặc tiểu khó, đau vết may... Để phòng ngừa, sản phụ có thể được đặt ống dẫn nước tiểu trong vòng 24 giờ nếu cần để giảm đau sau sinh hoặc nếu không thể tự tiểu.

Thủ thuật hỗ trợ sinh khó và những rủi ro có thể gặp phải 3
Các biến chứng hậu sản và cách khắc phục hỗ trợ khi sinh

Để giảm đau và sưng sau khi được hỗ trợ sinh con bằng thủ thuật, thai phụ có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như Ibuprofen là lựa chọn tốt nếu đang cho con bú. Acetaminophen cũng là một lựa chọn thích hợp.
  • Chườm túi nước đá lạnh hoặc miếng gel lạnh vào vùng bị đau.
  • Ngồi trong bể nước mát với mực nước đủ cao để che mông và hông của bạn (tắm ngồi).
  • Thử đặt một ít chiết xuất cây phỉ lên băng vệ sinh. Chiết xuất từ cây phỉ có tác dụng làm mát, hỗ trợ phục hồi sau sinh.
  • Trao đổi với bác sĩ về việc sử dụng thuốc hoặc kem gây tê để giảm đau. Một số loại thuốc xịt có thể mua được mà không cần toa thuốc.
  • Nếu ngồi không thoải mái, hãy sử dụng gối để lót thêm. Có những loại gối đặc biệt có thể giúp cho vùng đáy chậu của bạn thoải mái hơn.

Sinh con được coi là trải nghiệm khó quên đối với tất cả mẹ bầu, vì đó là thời điểm mẹ phải dốc hết sức lực và chịu đựng nhiều cơn đau để đón chào đứa con yêu vào cuộc đời. Việc hỗ trợ bằng các kỹ thuật hỗ trợ sinh khó giúp làm cho quá trình này diễn ra nhẹ nhàng và thuận lợi hơn.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.