Tốt nghiệp chương trình Sau Đại học Chuyên khoa I Nhi khoa tại Đại học Y Hà Nội. Bác sĩ có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám và điều trị các bệnh lý Nhi khoa.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bác sĩ Chuyên khoa 1Nguyễn Thị Hương Lan
Tốt nghiệp chương trình Sau Đại học Chuyên khoa I Nhi khoa tại Đại học Y Hà Nội. Bác sĩ có hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám và điều trị các bệnh lý Nhi khoa.
Bướu huyết thanh là tình trạng da đầu trẻ mới sinh bị sưng (phù nề) do tác động của quá trình sinh nở gây ra. Đây là tình trạng tạm thời và vô hại, thường không cần điều trị.
Bướu huyết thanh (Caput succedaneum) là thuật ngữ chỉ tình trạng sưng (phù nề) ảnh hưởng đến da đầu của trẻ sơ sinh. Bướu huyết thanh thường xảy ra do áp lực tác động lên đầu khi em bé khi được sinh bằng phương pháp tự nhiên (sinh thường). Trong quá trình sinh nở, em bé di chuyển qua đường âm đạo kéo dài, khó khăn dẫn đến phần đầu bé bị lực chèn ép, dịch tích tụ dưới da đầu và gây sưng phù. Với tình trạng này, đầu của một số trẻ sơ sinh trông giống hình nón.
Vậy sự khác biệt giữa bướu huyết thanh và u máu đầu (chấn thương tụ máu dưới da đầu) ở trẻ sơ sinh là gì?
Đây là hai tình trạng có thể xảy ra đồng thời:
Ngoài ra, có một số tình trạng khác cũng gây sưng tấy như bướu huyết thanh, ví dụ:
Bướu huyết thanh có dấu hiệu và triệu chứng như sau:
Các biến chứng tiềm ẩn của bướu huyết thanh bao gồm:
Mặc dù một số biến chứng này có thể tự khỏi nhưng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ vì một số tình trạng có thể gây tổn thương vĩnh viễn nếu không được điều trị. Ví dụ, những trường hợp vàng da nặng không được điều trị có thể gây ra bệnh vàng da nhân và tổn thương não. Kernicterus xảy ra khi bilirubin tích tụ trong não, gây điếc, bại não và/hoặc các khuyết tật suốt đời khác.
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp trẻ mau chóng hồi phục sức khỏe.
Nguyên nhân dẫn đến bướu huyết thanh có thể do trước khi em bé được sinh ra hoặc trong khi sinh.
Nguyên nhân trước khi sinh
Nguyên nhân trước khi sinh thường do vỡ ối sớm. Thai nhi phát triển trong túi ối (túi chứa đầy dịch bên trong tử cung, bao bọc thai nhi). Khi đến ngày dự sinh, màng ối này thường vỡ ra, hiện tượng này thường được gọi là vỡ ối.
Tuy nhiên, nếu màng ối vỡ và dịch tiết ra sớm, túi ối không còn khả năng hỗ trợ đầu của thai nhi nữa. Điều này khiến đầu của thai nhi phải chịu nhiều áp lực hơn từ xương chậu và có thể khiến dịch tích tụ bên dưới da đầu.
Nguyên nhân trong quá trình sinh nở
Bướu huyết thanh thường xảy ra do sinh nở kéo dài, tăng áp lực đè lên đầu trẻ sơ sinh. Sinh thường qua đường âm đạo là thao tác dùng lực đẩy trẻ sơ sinh qua đường âm đạo. Tuy nhiên, điều này có thể khiến đầu trẻ sơ sinh trở thành điểm chịu áp lực chính trong quá trình sinh nở. Áp lực thường do thành âm đạo, cổ tử cung và/hoặc tử cung của người mẹ.
Mặc dù bất kỳ em bé nào cũng có thể bị bướu huyết thanh trong khi sinh nhưng một số yếu tố nhất định có thể làm tăng nguy cơ. Ví dụ, áp lực lên đầu thường lớn hơn ở những trẻ có cân nặng khi sinh cao hơn (trẻ sơ sinh có trọng lượng lớn) hoặc những trẻ sinh trễ hơn ngày dự sinh.
Đôi khi bướu huyết thanh hình thành do bác sĩ vội vàng thực hiện quá trình sinh nở hoặc do dùng dụng cụ hỗ trợ sinh nở như máy hút chân không hoặc kẹp.
Bướu huyết thanh được coi là lành tính vì chỉ sưng phù do chèn ép mà không ảnh hưởng đến hộp sọ và não. Thời gian để hết bướu huyết thanh có thể khác nhau tùy theo cơ địa của từng trẻ. Thông thường, nó sẽ tự khỏi sau khoảng 2 đến 6 tuần sau sinh nếu không xuất hiện biến chứng khác.
Xem thêm thông tin: Bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết?
Bướu huyết thanh thường không gây nguy hiểm nhưng trong một số trường hợp, nó có thể dẫn đến các biến chứng và cần điều trị ngoại khoa để bảo vệ sức khỏe của trẻ. Những biến chứng điển hình của bướu huyết thanh có thể bao gồm vàng da, thiếu máu và nhiễm trùng,...
Bướu huyết thanh thường sẽ không cần điều trị mà chỉ cần can thiệp vào các biến chứng nếu có. Các phương pháp điều trị biến chứng có thể bao gồm chiếu đèn để điều trị vàng da, truyền máu và điều trị nhiễm trùng,...
Bướu huyết thanh thường được phát hiện qua kiểm tra thể chất mà không cần thực hiện xét nghiệm bổ sung. Tuy nhiên, nếu có dấu hiệu liên quan đến các bệnh lý khác, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các xét nghiệm sâu hơn để xác định chẩn đoán chính xác.
Không nên xoa bướu huyết thanh. Tình trạng này ở trẻ sơ sinh thường tự khỏi mà không cần can thiệp. Da trẻ rất nhạy cảm, nếu xoa bóp không đúng cách có thể gây đau, thậm chí làm tổn thương da và dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng.
Hỏi đáp (0 bình luận)