Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 7 tháng phù hợp với nhu cầu của trẻ

Ngày 14/09/2022
Kích thước chữ

Xây dựng thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé không hề đơn giản. Vậy nên cho trẻ ăn những gì để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng phù hợp? Cho trẻ ăn như thế nào để phát triển khỏe mạnh? Mẹ hãy tham khảo gợi ý về thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 7 tháng ngay bây giờ ở bài viết bên dưới nhé.

Mỗi phương pháp ăn dặm đều có ưu và nhược điểm riêng. Dù không còn phổ biến như trước nhưng nhiều bà mẹ Việt vẫn lựa chọn phương pháp ăn dặm truyền thống để áp dụng cho con mình. Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 7 tháng dưới đây chắc chắn là một gợi ý tuyệt vời cho bé yêu của bạn.

Ưu điểm của phương pháp ăn dặm truyền thống là gì?

Ăn dặm truyền thống là phương pháp ăn dặm từ lâu đời được các bậc cha mẹ, ông bà áp dụng khi nuôi con nhỏ. Phương pháp chế biến xay nhuyễn thực phẩm và kết hợp thực phẩm chính gồm cháo, ngũ cốc, bột ăn dặm với thịt, cá, rau củ, trái cây để tạo ra các món ăn đủ dinh dưỡng. Một số lợi ích của ăn dặm truyền thống có thể kể đến như:

  • Thực đơn cho bé ăn dặm 7 tháng cần đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. Đáp ứng đủ 4 nhóm thực phẩm là chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và khoáng chất trong mỗi bữa ăn của trẻ.
  • Tuân thủ chế độ ăn dặm ở từng giai đoạn khác nhau, từ bú sữa mẹ chuyển sang ăn lỏng đến ăn đặc, giúp trẻ có thói quen bú tốt, tránh cho trẻ biếng ăn và dạ dày phải hoạt động quá sớm. 
  • Với cách xay nhuyễn thức ăn, cách ăn dặm truyền thống còn giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa và làm quen với thức ăn mới.
  • Ngay cả việc chế biến các món ăn cũng không mất quá nhiều thời gian của mẹ, tiện lợi và cực kỳ nhanh chóng.
Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 7 thán phù hợp với nhu cầu của trẻ 1 Ưu điểm của thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 7 tháng là giúp hệ tiêu hoá của trẻ tốt hơn

Cần cho trẻ ăn những gì để phát triển toàn diện?

Thực phẩm ăn dặm cần đảm bảo dinh dưỡng hợp lý cho trẻ và giúp trẻ phát triển cả về trí tuệ và thể chất. Vì vậy, thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 - 7 tháng cần đầy đủ các chất sau:

  • Protein: Mẹ đã có thể bổ sung protein vào chế độ ăn dặm truyền thống cho bé 7 tháng tuổi. Tuy nhiên, vì hệ tiêu hóa của bé còn non yếu nên mẹ hãy chú ý đến số lượng. Chất đạm có vai trò duy trì các chức năng quan trọng của cơ thể. Ngoài ra, nó còn giúp chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể, cho trẻ ăn ngon miệng và tiêu hóa tốt hơn. Mẹ có thể bổ sung thực phẩm giàu đạm bằng cá, thịt, đậu phụ, trứng,…
  • Tinh bột: Tinh bột đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển và năng lượng của trẻ. Mẹ có thể cho con ăn 3 bữa bột ăn dặm và thêm rau xanh để hỗ trợ hệ tiêu hóa của con tốt hơn nhé! 
  • Vitamin: Trái cây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất tuyệt vời cho trẻ em. Vitamin A, C, D, K và các khoáng chất như sắt, kẽm, canxi,... đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thể chất. Ngoài ra, nhóm chất này còn tham gia vào quá trình hình thành mô tế bào, tiêu hóa và tốt cho tim mạch trong cơ thể, giúp trẻ ăn ngon miệng. Trái cây cũng rất dễ chế biến, mẹ chỉ cần bỏ vỏ và hạt rồi xay nhuyễn là bé đã có ngay một bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Chất béo: Được tìm thấy trong các loại đậu, hạt và dầu thực vật như hạt vừng, đậu nành, đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh,...

Đây là 4 nhóm chất dinh dưỡng cần thiết và quan trọng nhất cho cơ thể. Ngoài ra, nên bổ sung cho bé trong giai đoạn ăn dặm với sắt, vitamin D khi tắm nắng, DHA trong sữa mẹ.

Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 7 tháng

Làm thế nào để mẹ tạo thực đơn ăn dặm 30 ngày cho bé 7 tháng thật ngon miệng và đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết? Hãy cùng tham khảo các đề xuất thực đơn bên dưới:

Thực đơn 1: Cháo cá hồi bí đỏ súp lơ và hạt đậu lăng đỏ.

Thực đơn 2: Cháo thịt bò, gừng, cà rốt, súp lơ xanh và đậu gà.

Thực đơn 3: Cháo cá quả, đậu hà lan, cà chua và măng tây.

Thực đơn 4: Cháo lươn đồng kết hợp với bí ngòi, ngô ngọt và hạt đậu lăng xanh.

Thực đơn 5: Cháo tôm sú, khoai tây và đậu hà lan.

Thực đơn 6: Cháo cá hồi, khoai tây, rau mồng tơi và hạt Quinoa.

Thực đơn 7: Cháo cá quả, thì là rau cải xanh và lăng đỏ.

Thực đơn 8: Cháo tôm sú, khoai lang, bí ngòi và lăng đỏ.

Thực đơn 9: Cháo lươn đồng khoai lang kết hợp rau ngót và hạt Quinoa.

Thực đơn 10: Cháo cá quả, bí đao kết hợp rau dền và lăng xanh.

Thực đơn 11: Cháo tôm sú, hạt kê, ngô bao tử và rau dền.

Thực đơn 12: Cháo thịt bò, đậu Hà Lan và măng tây.

Thực đơn 13: Cháo chim bồ câu, hạt sen, cà rốt và khoai tây.

Thực đơn 14: Cháo chim bồ câu, bí đỏ, hạt sen và rau mùi.

Thực đơn 15: Cháo ức gà, đậu hà lan, rau ngót và susu.

Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 7 thán phù hợp với nhu cầu của trẻ 2 Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé càng nhiều màu sắc trẻ sẽ càng thích thú và ăn nhiều hơn

Những điều cần lưu ý khi cho con ăn dặm kiểu truyền thống

Ăn dặm truyền thống hay ăn dặm tự chỉ huy, ăn dặm kiểu Nhật,... đều có những nguyên tắc giống nhau. Ba mẹ nên cân nhắc một số lưu ý sau đây để chuẩn bị bữa ăn dặm truyền thống cho bé 6 - 7 tháng một cách tốt nhất:

  • Chỉ tập ăn dặm khi bé đã sẵn sàng. Nếu ép trẻ khi chưa sẵn sàng khiến đường tiêu hóa của bé hoạt động quá nhiều, không hấp thụ được các chất dinh dưỡng tốt, thậm chí còn tăng nguy cơ ốm vặt. Tuy nhiên, nếu trẻ bắt đầu tập ăn dặm quá muộn cũng không đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng phát triển, dẫn đến trẻ chậm lớn và suy dinh dưỡng. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết thời điểm ăn dặm tốt nhất là 6 tháng tuổi trở lên.
  • Giai đoạn đầu mẹ cho bé làm quen với thức ăn, không nhất thiết phải ăn nhiều chất mà dần dần tăng lượng thức ăn lên. Ví dụ cho trẻ ăn từ thức ăn lỏng đến thức ăn đặc, từ thức ăn mịn đến thức ăn thô và từ một nhóm thực phẩm đến nhiều nhóm thực phẩm.
  • Mẹ cần lên thực đơn đa dạng các nhóm thực phẩm và loại thực phẩm. Ở giai đoạn đầu này, ăn dặm chỉ là nguồn năng lượng phụ, nguồn năng lượng chính vẫn là từ sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 7 thán phù hợp với nhu cầu của trẻ 3 Mặc dù trẻ đang tập ăn dặm nhưng phải đảm bảo sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính

Về sau này, khi trẻ đã thích nghi với việc ăn dặm, ba mẹ có thể kết hợp thêm đạm vào khẩu phần ăn của trẻ, chẳng hạn như thịt bò, lươn, cua, tôm,... Tóm lại thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 7 tháng không còn xa lạ với nhiều bậc phụ huynh. Tuy nhiên, đối với những người mới làm mẹ, cần tìm hiểu rõ ràng, thu thập nhiều thông tin chính xác là điều cần thiết. Điều này sẽ giúp ba mẹ tạo cho con một thực đơn ăn dặm truyền thống khoa học và hiệu quả cao.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.