Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Phần lớn mọi người đều cho rằng chúng ta nên ăn cả vỏ tôm bởi bộ phận này chứa nhiều canxi. Nhưng liệu thật là vỏ tôm có canxi không hay nó chỉ là phần nên bỏ đi? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết cụ thể sau đây.
Canxi là một trong những thành phần đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển của cơ thể, nhất là phát triển xương khớp, giúp cơ bắp chắc khỏe và duy trì hoạt động cơ thể. Đây cũng là chất không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày. Nhiều gia đình vẫn hay bổ sung tôm vào thực đơn vì thành phần chứa nhiều canxi, nhưng rất nhiều người không biết nên dùng và bỏ đi phần nào, và vỏ tôm có canxi không?
Rất nhiều người không hề hoài nghi việc vỏ tôm có canxi không, bởi họ cho rằng đây là một trong những thành phần quan trọng tạo nên sự cứng cáp của vỏ. Tuy nhiên GS.TS Nguyễn Duy Thịnh của Viện Công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm, đại học Bách Khoa Hà Nội lại cho rằng thực tế vỏ tôm không có nhiều canxi như ta vẫn tưởng. Mặc dù thành phần tôm chứa nhiều canxi nhưng chúng chủ yếu nằm ở thịt, chân và càng tôm.
Thế thì do đâu mà vỏ tôm không có nhiều canxi lại cứng? Các nhà nghiên cứu cho biết thành phần cấu tạo chính của lớp vỏ là kitin, dạng chất giúp tạo thành vỏ rất nhiều loài động vật. Đồng thời kitin cũng thường không dễ tiêu hóa.
Đây cũng là một trong những lý do chủ yếu mà chúng ta không nên ăn vỏ tôm khi đang gặp vấn đề về tiêu hóa, nhất là khi mắc bệnh. Trẻ nhỏ nếu dùng quá nhiều vỏ tôm còn có nguy cơ khó chịu, ảnh hưởng sự hấp thụ cơ thể và quá trình trao đổi chất.
Bên cạnh đó, chất kitin trong vỏ tôm cũng có thể kết hợp cùng những thành phần khác trong thực phẩm, từ đó tạo nên kết tủa hoặc biến chất, thậm chí là độc tố không ngờ. Bởi vậy dùng vỏ tôm chẳng những không giúp bạn bổ sung canxi mà còn ảnh hưởng nhiều đến cơ thể.
Vậy, sau khi tìm hiểu vỏ tôm có canxi không bạn cũng có thể thấy được nó chẳng những không tốt mà còn dẫn đến nhiều tác hại. Thế nên chúng ta đừng bao giờ lầm tưởng mà hãy chọn cách sử dụng thực phẩm tốt nhất cho gia đình. Ngoài ra cũng đừng quên bổ sung thêm các loại hải sản hay thực phẩm khác trong bữa ăn nữa nhé, nhờ đó các thành viên trong gia đình sẽ được chăm sóc đầy đủ và phát triển tốt nhất.
Tôm là thực phẩm được hàng đầu được lựa chọn khi bạn có sức khỏe kém cần bổ sung thêm canxi, chất đạm. Phần thịt tôm tập trung nhiều chất dinh dưỡng như protein, canxi, omega-3 nhất. Sau khi tìm hiểu vỏ tôm có canxi không thì chúng ta vẫn cần lưu ý một số bộ phận không được ăn nhiều khác.
Đầu là phần chứa chất thải và tích tụ nhiều kim loại nặng như là asen. Nhất là với sản phụ, độc tính của kim loại nặng asen thường rất mạnh và ăn nhiều có nguy cơ dị tật hay thậm chí là sảy thai. Thay vào đó bạn nên tham khảo thực phẩm giàu canxi cho mẹ bầu trong giai đoạn nhiều rủi ro này. Tôm to phải được chế biến sạch, bỏ đầu để đảm bảo an toàn. Lúc mua bạn cũng phải lưu ý phần đầu, nếu có màu đen thì nguy cơ nhiễm kim loại, chất độc hại và ký sinh trùng khá cao.
Đường chỉ đen hoặc trắng trên lưng tôm còn được gọi là chỉ tôm. Đây là đường tiêu hóa chứa dạ dày và đại tràng của tôm. Thường đường này chỉ nhìn thấy được ở những con tôm to. Mặc dù ăn chỉ tôm không hại gì tới sức khỏe, vì vi khuẩn có trong nó đã bị giết chết ở nhiệt độ cao khi nấu, nhưng bạn vẫn nên loại bỏ để món ăn sạch sẽ và yên tâm hơn.
Nếu ăn tôm thì bạn nên hấp hoặc luộc chín, sẽ giúp hạn chế nhiễm giun sán và ký sinh trùng làm ngộ độc. Ngoài ra, với các bà mẹ vừa sinh con xong thì nên hạn chế dùng tôm bởi bạn sẽ có nguy cơ khó tiêu hoặc hình thành các vết sẹo lồi xấu xí. Đối với trẻ em thì phải đề phòng không cho con ăn vỏ tôm bởi dễ bị hóc và tổn thương cổ họng.
Những đối tượng cần hạn chế ăn tôm nữa là người đang mắc ho, hen suyễn, dị ứng, đau mắt đỏ. Vị tanh từ tôm làm người đang bị ho dễ phản ứng và tình trạng ho dai dẳng, lâu lành. Không được ăn tôm mà uống bia bởi thực phẩm này sản sinh ra axit uric (nguyên nhân gây gout, sỏi thận…).
Nếu uống đồng thời với bia thì tốc độ hình thành của loại axit này sẽ bị đẩy nhanh. Cuối cùng hàm lượng dư thừa tích tụ trong khớp xương hoặc các mô mềm dễ gây gout, viêm khớp xương và mô mềm có hại cho sức khỏe. Bên cạnh đó, trong thực đơn bạn cũng không nên chế biến tôm với những loại rau củ quả chứa nhiều vitamin C. Lý do được đưa ra chính là các độc tố có sẵn trong tôm khi gặp vitamin C sẽ phát tán ra dẫn tới ngộ độc thực phẩm.
Hy vọng thông qua bài viết này mọi người đã nắm được vỏ tôm có canxi không và lựa chọn cách chế biến thích hợp. Bởi ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng cho việc giữ gìn và bảo vệ sức khỏe mọi người.
Thụy Anh
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...