Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tình trạng đổ mồ hôi tay chân nhiều ảnh hưởng đến tâm lý cũng như gây trở ngại trong công việc của người bệnh. Phương pháp chữa trị tình trạng này khá đa dạng, từ những bài thuốc dân gian cho đến các loại thuốc tây hiện đại, trong đó có thuốc xịt mồ hôi tay chân.
Chứng tăng tiết mồ hôi tay chân là tình trạng đổ mồ hôi quá nhiều đôi khi không liên quan đến nhiệt độ hoặc sự vận động. Thuốc xịt mồ hôi tay chân là một trong những giải pháp được lựa chọn đối với bệnh lý này. Vậy có những loại thuốc xịt mồ hôi tay chân nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Trước khi đến với thông tin về những thuốc xịt mồ hôi tay chân, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về tình trạng bệnh lý này.
Ra mồ hôi tay chân là tình trạng đổ mồ hôi ở tay chân ngay cả khi đang ở trong trạng thái nghỉ ngơi, trong không gian mát mẻ và không hoạt động thể chất. Đây là tình trạng rối loạn về sinh lý khi mồ hôi tiết ra nhiều hơn so với nhu cầu của cơ thể trong quá trình điều hòa nội mô, từ đó gây khó chịu cho người bệnh. Nguyên nhân được cho là do sự kích thích quá mức của các thụ thể trên các tuyến mồ hôi.
Tuyến mồ hôi được phân bố trên khắp các vùng của cơ thể, tuy nhiên thường tập trung nhiều nhất là xung quanh khu vực nách, trán, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Việc ra mồ hôi nhiều ở tay chân gây ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày cũng như công việc, đặc biệt là trong những trường hợp giao tiếp hoặc làm việc với giấy tờ.
Đây là tình trạng người bệnh tăng tiết mồ hôi không xuất phát từ bệnh lý của cơ thể. Sự tiết mồ hôi được kiểm soát chủ yếu bởi cơ chế điều hòa thần kinh. Trong đó có hệ thần kinh giao cảm và một số hạch của hệ này giúp điều hòa sự bài tiết mồ hôi khi bị kích thích bởi các yếu tố như nhiệt độ môi trường tăng cao, lao động nhiều, lo sợ, đói và một số bệnh lý khác. Các chuyên gia cho rằng người bị ra mồ hôi tay chân nhiều theo nhóm này thường liên quan đến hiện tượng hệ thống thần kinh giao cảm hoạt động quá mức.
Về khả năng di truyền, chứng ra mồ hôi tay chân nhiều có thể di truyền giữa các thành viên trực hệ trong gia đình, cụ thể trong gia đình có cha hoặc mẹ mắc bệnh thì khả năng cao là con cái cũng xảy ra hội chứng này. Trường hợp này có tần suất gặp khá cao, ước tính trong một số báo cáo cho thấy từ 35 - 55% những người mắc chứng tăng tiết mồ hôi có ít nhất một người trong gia đình cũng mắc bệnh này.
Hơn nữa, một số ghi nhận cho rằng tình trạng này có thể di truyền qua nhiều thế hệ. Cơ chế đề xuất có thể là do đột biến gen liên quan đến sự rối loạn trong hoạt động điều tiết mồ hôi bình thường của cơ thể.
Một số bệnh lý hoặc tình trạng có thể là nguyên nhân gây kích hoạt tăng tiết mồ hôi như:
Muối nhôm là nhóm hoạt chất được dùng phổ biến trong các trường hợp đổ mồ hôi nhiều, đây còn được gọi là chất chống mồ hôi. Chất này chỉ sử dụng bên ngoài da với dạng bào chế như bột, dạng xịt hoặc kem bôi có nồng độ cao từ 10 – 30%, với thành phần là một trong các hoạt chất như aluminum zirconium, aluminium chlorohydrate.
Muối nhôm khi được phân tán trên bề mặt da sẽ hòa tan với mồ hôi, đi vào trong lỗ chân lông, tạo kết tủa làm tắc ống dẫn mồ hôi, từ đó ngăn mồ hôi không bài tiết ra khỏi da được. Tuy nhiên, đây chỉ là chất chống mồ hôi tạm thời, tác dụng này có thể duy trì trong khoảng 24 tiếng, vì vậy người dùng cần phải phải bôi thuốc hằng ngày.
Về tác dụng bất lợi, hiện vẫn chưa có đủ bằng chứng xác thực trong một số báo cáo về việc sử dụng thuốc xịt mồ hôi tay chân nhóm muối nhôm kéo dài có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương, bệnh thận, ung thư vú, bệnh Alzheimer. Vì thế, hãy tham khảo thêm ý kiến của người có chuyên môn để sử dụng thuốc xịt mồ hôi tay chân một cách phù hợp và hiệu quả.
Nguyên nhân gây đổ mồ hôi tay chân nhiều có thể là do hệ thần kinh giao cảm bị kích thích quá mức, làm rối loạn sự dẫn truyền tín hiệu, khiến cho tuyến mồ hôi bài tiết liên tục. Thuốc kháng cholinergic sẽ tác dụng kìm hãm hoạt động của hệ thần kinh này, nhờ đó làm giảm mồ hôi tiết ra.
Một số thuốc thông dụng trong nhóm này là glycopyrrolate, propantheline, benztropine, oxybutynin, nhưng thường dùng đường uống hơn. Các thuốc kháng cholinergic khác đường uống gần đây đã được nghiên cứu để sử dụng trong hội chứng tăng tiết mồ hôi bao gồm glycopyrrolate, oxybutynin, sofpironium bromide và umeclidinium.
Tuy nhiên, thuốc kháng cholinergic dùng ngoài da được FDA chấp thuận là glycopyrrolate với chế phẩm kem bôi, hoặc gần đây hơn là sản phẩm chứa glycopyrronium tosylate dạng dung dịch 2,4% trên khăn vải dùng một lần và được đóng gói trong túi.
Thuốc trị mồ hôi tay chân nhóm kháng cholinergic có ưu điểm là hiệu quả nhanh, nhưng chỉ hiệu quả trong thời gian ngắn và cũng có thể đi kèm với nhiều tác dụng phụ khi dùng. Các triệu chứng khó chịu thường gặp liên quan đến các hoạt động của hệ thần kinh thực vật như nhịp tim chậm, tụt huyết áp, mờ mắt, táo bón, bí tiểu. Do đó, thuốc không được khuyến cáo sử dụng dài ngày và chống chỉ định cho một số trường hợp như người bị phì đại tuyến tiền liệt, nhược cơ, tăng nhãn áp.
Ngoài thuốc xịt mồ hôi tay chân, trên thị trường hiện nay còn có những nhóm thuốc đường uống cũng có thể điều trị triệu chứng này.
Thuốc chẹn beta ngăn chặn tác động của các hormone gây căng thẳng (adrenaline và noradrenaline), từ đó giảm các phản ứng sinh lý của cơ thể khi gặp phải căng thẳng và giảm bớt sự tiết mồ hôi. Thuốc chẹn beta được cho là lựa chọn phù hợp cho những bệnh nhân trải qua các đợt tăng tiết mồ hôi, đặc biệt trong trường hợp lo lắng quá mức.
Tương tự như nhóm thuốc kháng cholinergic, các thuốc chẹn beta chỉ nên dùng trong thời gian ngắn để tránh các tác dụng phụ khác như co thắt phế quản, loạn nhịp tim, chóng mặt, ù tai, lạnh chân tay. Bên cạnh đó, nhóm thuốc này không chỉ định trong các trường hợp như hen suyễn, nhịp tim chậm, loạn nhịp tim, COPD.
Một số loại thuốc đường uống ngăn chặn sự hoạt động của dây thần kinh đối với kích hoạt tuyến mồ hôi và có thể hiệu quả ở một số trường hợp. Tuy nhiên, các tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm khô miệng, mờ mắt và các vấn đề về bàng quang.
Một số loại thuốc chống trầm cảm cũng có thể được dùng làm giảm mồ hôi để giúp hỗ trợ giảm sự lo lắng và căng thẳng cho người bệnh.
Tiêm botox là kỹ thuật tiêm chất độc botulinum vào vùng da ra mồ hôi nhiều mà người bệnh muốn điều trị. Sau khi tiêm, botulinum sẽ tạm thời chặn hoạt động của tuyến mồ hôi, làm giảm lượng mồ hôi được tiết ra.
Phương pháp này còn được gọi là cắt hạch giao cảm, đây là thủ thuật phá hủy các hạch thần kinh giao cảm kiểm soát hoạt động của tuyến mồ hôi ở lòng bàn tay và bàn chân.
Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật này cần phải gây mê toàn thân và các thao tác liên quan đến vị trí khoang liên sườn, nên cần được cân nhắc về nguy cơ biến chứng gặp phải sau đó. Mặc dù ưu điểm của phương pháp này là có thể giải quyết gần như triệt để chứng ra mồ hôi tay chân, nhưng cũng có một số trường hợp xảy ra tình trạng tăng tiết mồ hôi bù trừ ở vị trí khác hoặc tái phát trở lại.
Ngoài những thông tin về thuốc xịt mồ hôi tay chân, bài viết trên cũng cung cấp thêm những kiến thức cơ bản về sinh lý bệnh và các phương pháp điều trị liên quan khác. Hy vọng có thể giúp bạn đọc hiểu thêm về hội chứng bệnh này.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.