Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Tiêm filler cằm là gì? Một số lưu ý khi thực hiện tiêm filler cằm

Ngày 21/12/2022
Kích thước chữ

Hiện nay có nhiều người lựa chọn phương pháp tiêm filler cằm để làm đẹp cho gương mặt. Tuy nhiên, liệu hoạt động can thiệp thẩm mỹ này có để lại hậu quả gì hay không, thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng khám phá qua bài viết dưới đây nhé! 

Nhiều người không may gặp phải tình trạng cằm nhọn, cằm ngắn, cằm lệch, cằm thô… khiến gương mặt không được tự nhiên. Do đó họ chọn cách can thiệp thẩm mỹ như tiêm filler cằm sẽ giúp giấc mơ sở hữu một chiếc cằm nhọn, sắc nét và cuốn hút là vô cùng dễ dàng. Nhưng bên cạnh đó cũng có những hệ quả nhất định mà bạn cần chuẩn bị tinh thần để đối diện. Mời bạn theo dõi bài viết sau đây của Long Châu để hiểu rõ hơn vấn đề này nhé! 

Tìm hiểu về tiêm filler cằm

Tiêm filler cằm hay còn gọi là tiêm chất làm đầy cằm. Hoạt động này nhằm mục đích năng mô dưới da và tăng kích cỡ của vùng cằm. Ngoài cằm thì một số vị trí khác như: Môi, hàm, mũi cũng được thực hiện tiêm filler.

Nếu bạn đang có mong muốn cải thiện vẻ đẹp của vùng cằm nói riêng và cả khuôn mặt nói chung thì có thể chọn phương pháp tiêm filler. Nó sẽ giúp lấp đầy vùng mô thiếu hụt, làm mịn da, làm mờ các vết thâm ở cằm. Ngoài ra còn giúp cải thiện sự đối xứng cho khuôn mặt, thay đổi đường viền cằm, đường nét cằm từ đó tạo nên sự cân đối cho khuôn mặt. 

Mặc dù biến chứng tiêm filler cằm rất hiếm gặp nhưng nhiều người vẫn băn khoăn: Tiêm filler có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ không? Câu trả lời là có. Một số ảnh hưởng tiêu cực của tiêm filler vùng cằm có thể kể đến là: Da nổi mụn, cằm lệch mất cân xứng, cằm bầm tím, có sẹo trên da, nhiễm trùng tại vùng tiêm, cằm gồ ghề, phát ban, ngứa ngáy, thậm chí kết quả không được như kỳ vọng.

Tiêm filler cằm là gì? Một số lưu ý khi thực hiện tiêm filler cằm 1 Tiêm filler cằm giúp gương mặt sắc nét, thanh tú và ưa nhìn hơn 

Một số biến chứng tiêu cực do tiêm filler cằm 

Tuy được nhiều chuyên gia khẳng định về tính an toàn của tiểu phẫu tiêm filler cằm, nhưng vẫn sẽ có những rủi ro nhất định. Dưới đây là một số tác hại của tiêm filler cằm

Nhiễm trùng 

Trong khoảng thời gian từ 1 - 3 ngày cằm sẽ bị sưng và có những vết bầm tím do cơ thể chưa thích ứng được. Nếu vậy thì bạn chưa cần quá lo lắng vì đây là điều hiển nhiên.

Nhưng nếu như sau một tuần mà tình trạng đó vẫn tiếp diễn, thậm chí còn có thêm mủ, lở loét là dấu hiệu chứng tỏ bạn đang bị nhiễm trùng. Nếu không được xử lý ngay và xử lý đúng cách thì vi khuẩn có thể đi theo đường máu đến các tĩnh mạch gây ra tình trạng nhiễm trùng máu.

Vì vậy hãy yêu cầu bác sĩ làm sạch cằm và vô trùng tất cả các dụng cụ tiêm trước khi tiến hành tiêm filler cho bạn. Ngoài ra cần lựa chọn các địa chỉ tiêm uy tín, có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm để được thực hiện tiêm filler đảm bảo an toàn. 

Nổi cục

Có rất ít người gặp phải tình trạng này nhưng không vì vậy mà bạn chủ quan không đề phòng. Nổi cục là tình trạng xảy ra do bác sĩ kém chuyên môn nên đã tiêm sai hoặc vị trí hoặc tiêm một lượng filler quá nhiều vào cằm. Bên cạnh đó việc dùng filler không đảm bảo chất lượng cũng có thể khiến cằm bị nổi cực thậm chí là lệch. Sử dụng filler kém chất lượng khiến cho cơ thể phản ứng lại và chúng buộc phải đóng cục tại chỗ, thậm chí bị đẩy ra ngoài.

Tiêm filler cằm là gì? Một số lưu ý khi thực hiện tiêm filler cằm 2 Một số tác hại của tiêm filler cằm như hoại tử da, nhiễm trùng, nổi cục

Hoại tử da

Đây cũng chính là biến chứng nặng nề nhất của phẫu thuật. Nguyên nhân là do các cơ sở làm đẹp sử dụng loại filler trôi nổi chưa được FDA kiểm định tính an toàn.

Bên cạnh đó có thể do các kỹ thuật viên thực hiện tiêm nhầm vào mạch máu. Từ đó gây tắc nghẽn khiến máu không di chuyển được đến vùng cằm. Vì vậy vị trí này không được nuôi dưỡng nên vi khuẩn dễ xâm nhập gây lở loét và hoại từ. Nếu không được xử lý sớm có thể ảnh hưởng đến những vùng da khác như má, ngực, cổ… 

Một số lưu ý khi tiêm filler cằm 

Để kỹ thuật làm đẹp này phát huy tối đa tác dụng thì bạn cần nhớ các lưu ý dưới đây: 

Lựa chọn địa chỉ uy tín

Nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất chính là lựa chọn đơn vị thẩm mỹ uy tín. Đừng vì tiếc tiền mà làm đẹp tại những cơ sở không an toàn để tiền mất tật mang. Trước khi quyết định hãy tham khảo một số nơi và nếu có điều kiện thì tốt nhất là đến trực tiếp khảo sát và nhận tư vấn. Ngoài ra bạn đừng bỏ qua những feedback của khách hàng trên mạng xã hội trước khi đưa ra quyết định. 

Vệ sinh vết tiêm cẩn thận

Sau khi tiêm filler về, hãy dùng bông y tế thấm vào nước muối sau đó nhẹ nhàng làm sạch vùng cằm. Trong thời gian đầu sau khi tiêm cần hạn chế tối đa việc sờ tay lên mặt để tránh vi khuẩn xâm nhập. Bên cạnh đó cũng cần hạn chế các bài tập thể chất như chạy bộ, gập bụng hay bơi lội. Khi ngủ cần kê cao gối để vùng mặt được ổn định và hạn chế nằm nghiêng. 

Tiêm filler cằm là gì? Một số lưu ý khi thực hiện tiêm filler cằm 3 Để phòng ngừa biến chứng hay tiến hành thăm khám đúng hẹn sau khi tiêm filler 

Hạn chế ăn thực phẩm dai, cứng 

Vì nếu ăn sẽ khiến toàn bộ các nhóm cơ xương phải vận động quá mức dẫn đến tình trạng xê dịch, lệch, vẹo hàm. Hãy ăn các thức ăn lỏng, mềm như cháo, súp để khuôn cằm sớm vào form và nhanh lành. 

Tái kiểm tra đúng hạn 

Hãy thăm khám đúng thời gian mà bác sĩ hẹn để kịp thời phát hiện các biến chứng và có cách điều trị kịp thời. Ngoài ra bác sĩ cũng sẽ tư vấn để cằm lên form nhanh, đều và bền trong tương lai. Vì vậy đừng bao giờ bỏ qua các lịch tái khám với bác sĩ nhé! 

Có thể nói tiêm filler cằm là sự can thiệp thẩm mỹ tương đối an toàn và ít để lại hệ quả. Tuy nhiên nếu cơ sở thực hiện không đủ uy tín, trang thiết bị không được khử trùng kỹ, trình độ chuyên môn của bác sĩ kém thì có thể ảnh hưởng đến quá trình phục hồi, thậm chí gây biến chứng nghiêm trọng. Do đó hãy lựa chọn và tham khảo các địa chỉ thật sự uy tín để gửi gắm chiếc cằm mơ ước của mình bạn nhé! 

Nguyễn Khuyên 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin