Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Tiêm phòng quai bị thủy đậu cho trẻ như thế nào cho hợp lý?

Ngày 24/03/2018
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Tiêm phòng quai bị thủy đậu cho trẻ khi nào để có kết quả tốt nhất? Cách chăm sóc trẻ sau khi tiêm phòng loại vắc xin này như thế nào?

Tiêm phòng quai bị thủy đậu cho trẻ khi nào để có kết quả tốt nhất? Cách chăm sóc trẻ sau khi tiêm phòng loại vắc xin này như thế nào? 

1. Tầm quan trọng việc tiêm phòng quai bị thủy đậu cho trẻ

Hiện nay, bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, mà phương pháp chủ yếu là điều trị triệu chứng, tăng cường dinh dưỡng cho trẻ và giúp phát hiện và xử trí sớm các biến chứng viêm tinh hoàn, viêm màng não... 

Để tránh quai bị thủy đậu cho trẻ có thể tiêm vắc xin kết hợp chống 3 bệnh gồm sởi, quai bị, rubella. Đây là vắc xin kết hợp được cơ thể dung nạp tốt, có tác dụng gây miễn dịch chắc chắn và bền vững. Và một vấn đề cũng quan trọng không kém đó là tiêm phòng quai bị cho trẻ khi nào để có kết quả tốt nhất cũng là một mối âu lo của các bà mẹ. 

2. Tiêm phòng quai bị thủy đậu cho trẻ khi nào để có kết quả tốt nhất?

Biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh quai bị và bệnh thủy đậu ở trẻ em là tiêm vắc-xin phòng bệnh quai bị và thủy đậu bắt đầu từ 12 tháng tuổi trở lên. Trường hợp bé tiếp xúc với bệnh nhân mắc quai bị mà chưa được tiêm vắc-xin phòng quai bị thì cần phải tiêm ngay để có thể bảo vệ bản thân tránh lây nhiễm. Lưu ý rằng cần tiêm vắc-xin phòng thủy đậu và quai bị cho trẻ trong thời gian không quá 72 giờ sau khi tiếp xúc với người mắc bệnh.

Tiêm phòng quai bị thủy đậu cho trẻ như thế nào cho hợp lý?

Để tránh quai bị thủy đậu cho trẻ có thể tiêm vắc xin phòng chống

Vắc xin tiêm phòng quai bị thủy đậu không nên tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi, và tiêm mũi nhắc lại khi trẻ được 4 tuổi. Tuy nhiên nếu trẻ sống trong môi trường dịch bệnh thường xuyên thì có thể tiêm ngừa từ 9 tháng tuổi. Tuy nhiên cần phải nhớ rằng không phải cứ tiêm ngừa quai bị là sẽ phòng được bệnh mà trên thực tế, việc chủng ngừa chỉ có thể phòng bệnh được khoảng 80% nên sau khi tiêm phòng vẫn cần có ý thức phòng bệnh.

3. Cách chăm sóc trẻ khi có phản ứng sau tiêm phòng quai bị thủy đậu

3.1 Những tác dụng phụ khi tiêm phòng quai bị cho trẻ

Trong quá trình sử dụng vắc-xin chúng ta cần lưu ý là phải sử dụng đủ liều, đủ lần thì cơ thể mới đủ khả năng miễn dịch sau này, cần thiết tuân theo lịch tiêm chủng và tham gia đầy đủ theo lịch tiêm chủng cho trẻ. 

Các tác dụng phụ thường gặp sau khi tiêm phòng quai bị cho trẻ bao gồm phát ban da, viêm họng, trẻ sốt, sưng hạch, các khớp đau nhức và viêm khớp. Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng có biểu hiện các tác dụng phụ như trên vì có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập.

Một trong các tác dụng phụ đáng ngại chính là gây biến chứng tại chỗ nếu sử dụng vắc-xin theo đường tiêm. Chúng có thể gây viêm, sưng, phồng đau nơi tiêm. Đau đến mất ngủ. Tệ hơn chúng có thể đưa đến loét da tại chỗ gây nhiễm khuẩn. Tác dụng khác cũng gây khó chịu đó là sốt cao, thậm chí là sốt rất cao do chúng gây ra các phản ứng miễn dịch.

Tiêm phòng quai bị thủy đậu cho trẻ như thế nào cho hợp lý 2 ?

Khi tiêm phòng quai bị người bệnh có thể sốt đến 40 độ C hoặc hơn, gây ra co giật ở trẻ em

Khi chích ngừa thủy đậu hay tiêm phòng quai bị người bệnh có thể sốt đến 40 độ C hoặc hơn, gây ra co giật ở trẻ em. Kèm theo sốt là hiện tượng đau mỏi cơ khớp, ê ẩm mình mẩy như một người ốm thực sự. Có khi cơ thể trẻ còn nổi ban đỏ khắp người hoặc trẻ cảm giác chóng mặt kéo dài, giảm trí nhớ và có thể mắc bệnh ở não trầm trọng sau khi sử dụng vắc-xin. 

3.2. Những lưu ý trong tiêm ngừa phòng bệnh thủy đậu

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), các cha mẹ cần biết rằng để phòng ngừa bệnh thủy đậu cho trẻ thì cần tiêm vắc-xin khi trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên. Với trẻ em và người lớn cần tiêm ngừa 2 liều vắc-xin thủy đậu để được bảo vệ một cách tốt nhất, giúp giảm tỷ lệ xảy ra tình trạng đã tiêm ngừa mà vẫn mắc bệnh thủy đậu. Quy trình tiêm tốt nhất như sau: tiêm mũi đầu, sau đó 6 tuần thì tiêm nhắc lại mũi thứ 2.

Và điểm lưu ý nữa khi chích ngừa bệnh thủy đậu, theo bác sĩ Khanh là, nên tiêm trước thời điểm bệnh vào mùa. Tiêm như thế vừa có lợi về việc không bị rơi vào tình trạng khan hiếm vắc-xin (nếu bệnh vào “mùa” nhiều người đổ xô đi tiêm, vừa đạt hiệu quả phòng bệnh cao hơn vì, nếu tiêm sau khi tiếp xúc với người bệnh đôi khi vẫn có thể mắc bệnh do đã bị nhiễm bệnh mà vắc-xin chưa kịp có tác dụng.

Tiêm phòng quai bị thủy đậu cho trẻ khi nào thực sự là vấn đề cần được sự quan tâm của toàn thể xã hội. Vì tính chất nguy hiểm của bệnh, phụ huynh cần phải lưu ý đến việc tiêm phòng cho trẻ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sau này.

Thu Hà

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm