Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Phân biệt thủy đậu và phát ban qua nguyên nhân và dấu hiệu

Ngày 31/03/2024
Kích thước chữ

Việc phân biệt thủy đậu và phát ban thông qua nguyên nhân, dấu hiệu và triệu chứng để giúp chúng ta có biện pháp xử lý kịp thời. Đồng thời, điều này hỗ trợ làm giảm thiểu đáng kể các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.

Để có thể phân biệt thủy đậu và phát ban chúng ta sẽ dựa vào các nguyên nhân gây bệnh, dấu hiệu của bệnh và các triệu chứng bệnh phổ biến. Từ đó, bệnh nhân có thể xác định được phần nào căn bệnh mà mình đang mắc phải. Sau đó, bạn sẽ có hướng xử lý và điều trị phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các kiến thức giúp bạn nhận biết hai bệnh này vô cùng đơn giản.

Phân biệt thủy đậu và phát ban dựa vào nguyên nhân bệnh

Dựa vào các nguyên nhân gây ra bệnh, bệnh nhân đã có thể nhận biết rõ hơn về thủy đậu hoặc phát ban.

Phân biệt thủy đậu và phát ban qua nguyên nhân và dấu hiệu 1
Bệnh nhân có thể phân biệt thủy đậu và phát ban qua nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu

Thủy đậu là do sự nhiễm trùng của virus varicella-zoster gây ra. Loại virus này có kích thước khoảng 150 - 200mm và có nhân là DNA. Bệnh nhân sẽ phát ban và nổi nhiều mụn nước có chứa dịch và gây ngứa ngáy, khó chịu. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính và lây trực tiếp qua hô hấp như hắt xì, ho khan, qua dịch tiết và chất lỏng từ mụn nước. Virus này gây bệnh khi nó xâm nhập vào đường niêm mạc hô hấp trên (miệng, hầu họng) và qua đường tiêu hóa hoặc kết mạc nhưng khá hiếm. Nó chỉ ngừng lây nhiễm bệnh khi các mụn nước đã được đóng vảy hoàn toàn.

Nguyên nhân bệnh phát ban

Bệnh sốt phát ban ở trẻ em là loại bệnh lý gây ra do virus. Bệnh này thường xuất hiện ở trẻ em từ 6 tháng đến 3 tuổi. Ở độ tuổi này, trẻ có đề kháng kém và hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện nên dễ bị virus này tấn công vào. Một số nguyên nhân gây bệnh phát ban như virus sởi, virus rubella, virus herpes 6 - 7, bọ chét, chấy và rận.

Phân biệt thủy đậu và phát ban qua dấu hiệu cơ bản

Theo các bác sĩ, nguyên nhân gây ra sốt phát ban phần lớn do nhiễm virus thông thường. Hầu hết nhóm virus ở hô hấp chiếm phần lớn và khá lành tính. Sốt phát ban sẽ gây ra các nốt ban đỏ mịn và sáng trên bề mặt da, ít gồ ghề, nổi đồng loạt trên cơ thể và có nguy cơ để lại sẹo hoặc thâm sau hết bệnh.

Sau khi tiếp xúc nguồn bệnh từ 10 - 14 ngày, cơ thể sẽ xuất hiện các biểu hiện lạ. Bệnh này khởi phát đột ngột với các dấu hiệu như nổi mụn nước ở mặt và ở các chi. Sau đó, chúng lan ra toàn thân nhanh chóng trong vòng 10 - 24 giờ. Những nốt mụn nước này sẽ chứa dịch trong với đường kính khoảng 1 - 3 mm. Đối với bệnh nhân bị nặng, mụn nước sẽ to hơn với đường kính có thể lên đến 10mm. Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng, mụn nước này sẽ có màu đục do bị chứa mủ. 

Phân biệt thủy đậu và phát ban qua nguyên nhân và dấu hiệu 2
Dấu hiệu cơ bản để phân biệt thủy đậu và phát ban

Trẻ nhỏ mắc thủy đậu có dấu hiệu sốt nhẹ và biếng ăn. Còn người lớn bị bệnh này thường kèm theo các triệu chứng như sốt cao, đau cơ, nôn ói hoặc đau đầu. Sau khoảng 7 - 10 ngày, nếu không có các biến chứng xảy ra, những nốt rạ sẽ khô lại bong vảy, thâm da tại điểm nổi mụn nước và không để lại sẹo. Tuy nhiên, khi bị nhiễm thêm vi khuẩn, mụn nước có thể để lại sẹo ở trên da gây mất thẩm mỹ.

Phân biệt thủy đậu và phát ban qua các biến chứng

Thủy đậu và phát ban là hai căn bệnh không đe dọa tới tính mạng của bệnh nhân. Tuy nhiên, chúng sẽ để lại các biến chứng nguy hiểm khi không được xử lý kịp thời. Dựa vào biến chứng, bệnh nhân có thể phân biệt hai loại bệnh này. 

Phân biệt thủy đậu và phát ban qua nguyên nhân và dấu hiệu 3
Biến chứng để lại khi bệnh nhân bị mắc các bệnh này

Biến chứng của bệnh thủy đậu mà bệnh nhân bị bệnh này có thể gặp phải như:

  • Mất nước;
  • Nhiễm khuẩn ở da, mô mềm, xương, khớp hoặc ở máu;
  • Viêm phổi;
  • Viêm não;
  • Sốc nhiễm độc;
  • Hội chứng Reye (với bệnh nhân dùng aspirin trong khi bị thủy đậu).

Đối với bệnh nhân bị bệnh phát ban có thể xuất hiện các biến chứng cụ thể như:

  • Co giật;
  • Biến chứng viêm phổi;
  • Viêm não (với bệnh nhân có hệ miễn dịch bị tổn hại như vừa cấy ghép nội tạng hoặc tủy xương).

Cách xử lý khi bị thủy đậu và phát ban

Thủy đậu là căn bệnh truyền nhiễm và cần được phòng tránh từ đầu bằng cách tiêm vắc xin để phòng bệnh. Trường hợp đã mắc bệnh, bệnh nhân cần có các biện pháp điều trị và theo dõi sát sao để tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra. Bệnh thủy đậu có thể để lại sẹo xấu xí trên da nên người bệnh cần phải chăm sóc da cẩn thận.

Biến chứng xảy ra nhiều của bệnh thủy đậu là nhiễm trùng nốt rạ. Nếu ở tình trạng nặng, người bệnh có thể bị nhiễm trùng máu hoặc nhiễm trùng sâu và để lại sẹo. Do đó, bệnh nhân hạn chế gãi để tránh các nốt mụn vỡ ra gây bội nhiễm trong khi điều trị. Thêm vào đó, để nhanh chóng hồi phục, bệnh nhân nên uống thuốc và bôi thuốc đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Người bị thủy đậu nên tiêu thụ nhiều các loại rau xanh và trái cây giàu Vitamin C để tăng cường đề kháng cho cơ thể

Bệnh sốt phát ban thường có các diễn biến khá lành tính và các nốt này có thể biến mất sau 3 ngày. Vì thế, bệnh nhân chỉ cần nhanh chóng hạ sốt, cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể, bổ sung trái cây và rau xanh để hồi phục bệnh tốt hơn và không để lại biến chứng nguy hiểm.

Chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân thủy đậu và phát ban

Một trong những cách phân biệt thủy đậu và sốt phát ban là phân biệt qua chế độ dinh dưỡng của người bệnh. Người bệnh nên có chế độ ăn uống phù hợp để hạn chế gây bệnh nghiêm trọng hơn. 

Phân biệt thủy đậu và phát ban qua nguyên nhân và dấu hiệu 4
Chế độ dinh dưỡng đối với bệnh phát ban và thủy đậu

Theo đó, bệnh nhân bị thủy đậu nên ăn thức ăn mềm như cháo, khoai tây nghiền, các loại hoa quả không chứa axit và thức ăn lạnh như sinh tố hoặc kem. Đồng thời, người bệnh không nên sử dụng các loại thực phẩm có độ mặn, cay, cứng, giòn hoặc thực phẩm quá nóng để tránh tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Trong khi đó, bệnh nhân bị sốt phát ban không cần kiêng cữ nhiều. Người bệnh chỉ cần chú ý bổ sung đầy đủ lượng nước cho cơ thể như nước lọc, nước điện giải, sinh tố,... Điều này là do sốt nên dễ gây ra hiện tượng mất nước. Ngoài ra, bệnh nhân bị sốt phát ban nên ăn nhiều hơn và sử dụng các loại thực phẩm có chất lỏng như cháo, sữa, súp và cần kiêng trứng, các loại thức ăn khó tiêu, nhiều dầu mỡ, nước có ga hoặc nước quá lạnh.

Hai bệnh này sẽ có những đặc điểm chung và điểm khác nhau để phân biệt cụ thể. Thông qua cách phân biệt thủy đậu và phát ban trên, hy vọng rằng bạn sẽ có hướng xử lý kịp thời và đúng đắn nhất. 

Xem thêm:

Thủy đậu có ngứa không và các biện pháp cải thiện

Người bị thủy đậu rồi có cần tiêm phòng nữa không?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin