Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Cách sống chung với người bị bệnh lao an toàn

Ngày 19/04/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm và bệnh có thể lây lan một cách dễ dàng, nhanh chóng. Vì vậy, nếu chẳng may trong gia đình có người mắc bệnh lao, các thành viên khác đều cần học cách sống chung với người bị bệnh lao sao cho an toàn.

Bệnh lao phổi có khả năng lây lan dễ dàng qua những hạt nhỏ li ti lơ lửng trong không khí. Vì vậy, việc học cách sống chung với người bị bệnh lao an toàn là việc vô cùng cần thiết với những gia đình có người mắc lao phổi. Cùng tìm hiểu về kinh nghiệm chung sống an toàn với bệnh nhân mắc lao ngay trong bài viết này bạn nhé!

Bệnh lao phổi là bệnh gì?

Bệnh lao là gì? Bệnh lao hay còn gọi là bệnh lao phổi là một bệnh hô hấp có tính chất truyền nhiễm rất nguy hiểm. “Thủ phạm” gây bệnh chính là vi khuẩn M.Tuberculosis - một loại vi khuẩn có khả năng phát triển mạnh mẽ trong môi trường giàu oxy. Khi vi khuẩn này xâm nhập vào phổi và sinh sôi sẽ đe dọa tính mạng người bệnh nếu như không được kiểm soát.

Vi khuẩn gây lao phổi có thể tồn tại trong điều kiện tự nhiên đến 3 - 4 tháng. Trong môi trường phòng thí nghiệm, nó có thể sống vài năm. Nhưng may mắn là ánh sáng mặt trời có thể tiêu diệt chúng trong 1,5 giờ và việc tiếp xúc với tia cực tím có thể tiêu diệt chúng trong 5 phút.

Cách sống chung với người bị bệnh lao an toàn 1
M.Tuberculosis tấn công phổi vì chúng phát triển mạnh trong môi trường giàu oxy

Bệnh lao phổi có dễ truyền lây không?

Bệnh lao phổi có dễ lây không? Theo các bác sĩ, người có sức khỏe yếu, chỉ cần hít phải hay tiếp xúc với một lượng nhỏ vi khuẩn lao cũng có thể bị lây nhiễm lao phổi. Lượng vi khuẩn lao từ 1 người bệnh khi phát ra không khí có thể truyền đến 10, thậm chí là 15 người xung quanh. Những đối tượng dễ bị lây nhiễm lao phổi nhất thường là người đang mắc bệnh mãn tính, người nghiện rượu, suy dinh dưỡng, hút thuốc lá,...

Vi khuẩn lao lây qua đường gì? Con đường lây nhiễm phổ biến nhất của bệnh lao phổi từ người bệnh sang người lành là qua các hoạt động hô hấp như ho, hắt hơi, khạc nhổ,... Ngoài ra, còn một số con đường lây nhiễm lao phổi khác như lây qua tiếp xúc vết thương hở, lây qua đường tình dục, lây từ mẹ sang con hay lây qua đường sinh hoạt hàng ngày.

Cách sống chung với người bị bệnh lao an toàn

Vì lao phổi dễ lây truyền nên những gia đình có bệnh nhân mắc lao phổi cần chủ động phòng ngừa lây nhiễm bệnh. Và dưới đây là những cách sống chung với người bị bệnh lao an toàn mà mỗi thành viên trong gia đình đều nên biết:

Cách sống chung với người bị bệnh lao an toàn 2
Cần biết cách sống chung với người bị bệnh lao để phòng lây bệnh

Bệnh nhân lao phổi nên có không gian sống riêng

Ngay khi phát hiện mắc lao phổi, bệnh nhân cần được bố trí một không gian sống riêng để việc điều trị bệnh thuận lợi và phòng ngừa lây nhiễm cho các thành viên khác trong gia đình. Vậy người mắc bệnh lao phải cách ly bao lâu? Theo các bác sĩ, họ cần được sống cách ly đến khi hòa thành điều trị, thường là 4 - 6 tháng. Việc hoàn thành điều trị sẽ được xác nhận bằng cách cấy đờm để tìm vi khuẩn lao âm tính.

Vì thời gian khỏi bệnh ở mỗi bệnh nhân khác nhau và sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nên thời gian họ cần sống cách ly cũng có thể khác nhau. Nếu mắc bệnh lao tiềm ẩn và được điều trị bằng kháng sinh isoniazid, họ có thể khỏi hoàn toàn trong vòng 6 – 9 tháng. Bệnh nhân đã có biểu hiện lâm sàng và điều trị bằng kháng sinh có thể khỏi bệnh trong vòng 6 – 12 tháng có thể khỏi bệnh. Với người bệnh đã có biến chứng u nấm phổi, xơ phổi, suy hô hấp mãn,… thời gian điều trị có thể kéo dài vài năm.

Dùng khẩu trang là cách sống chung với người bị bệnh lao

Người bệnh nên đeo khẩu trang để hạn chế phát tán vi khuẩn ra không khí và môi trường sống. Người nhà bệnh nhân nên đeo khẩu trang để tránh hít phải giọt bắn chứa vi khuẩn của người bệnh. Sau mỗi lần tiếp xúc với người bệnh, người nhà cần vứt bỏ khẩu trang cũ vào thùng rác có nắp đậy sau đó rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn.

Cách sống chung với người bị bệnh lao an toàn 3
Cả bệnh nhân và người nhà đều nên đeo khẩu trang để phòng truyền - nhiễm bệnh

Nhắc nhở bệnh nhân không khạc nhổ bừa bãi

Thói quen khạc nhổ bừa bãi chính là nguyên nhân hàng đầu khiến vi khuẩn lao lây lan trong không khí. Người thân của bệnh nhân cần nhắc nhở họ đề cao ý thức phòng bệnh cho mọi người bằng cách không khạc nhổ tùy tiện. Khăn giấy sau khi dùng xong cần vứt đúng nơi quy định để không làm phát tán mầm bệnh trong không khí.

Trẻ em, người già, người có bệnh nền không tiếp xúc với người bị lao

Trong cách sống chung với người bị bệnh lao cũng cần lưu ý việc hạn chế tiếp xúc. Trẻ em, người có bệnh nền và người cao tuổi là những đối tượng có hệ miễn dịch yếu, dễ lây nhiễm bệnh. Vì vậy, họ cần tránh tiếp xúc tối đa với người bệnh.

Không ăn uống chung với bệnh nhân lao

Ăn chung với người bị lao có sao không? Câu trả lời chắc chắn là có. Việc dùng chung đồ dùng ăn uống, ăn chung thức ăn là con đường dễ nhất để vi khuẩn lao lây từ người bệnh sang người lành. Tốt nhất, ngoài việc ở cách ly, bệnh nhân cũng nên ăn cách ly cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn. Họ có thể ăn riêng trong phòng với chén đĩa riêng. Nếu cẩn thận hơn, chén đĩa của người bệnh nên được rửa riêng.

Cách sống chung với người bị bệnh lao an toàn 4
Người đang mắc bệnh lao ăn riêng là tốt nhất

Hỗ trợ bệnh nhân trong quá trình cách ly điều trị bệnh

Để tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh yên tâm cách ly điều trị bệnh, người nhà cần hỗ trợ họ trong những việc như:

  • Cung cấp những đồ dùng, vật dụng, đồ ăn, thức uống đầy đủ.
  • Hỗ trợ bệnh nhân xử lý rác thải đúng cách.
  • Cung cấp những thiết bị giải trí để tâm lý người bệnh không bị ảnh hưởng khi cách ly điều trị bệnh.
  • Nắm bắt tình trạng sức khỏe của bệnh nhân để đưa họ đến khám bác sĩ khi cần thiết.

Bệnh lao phổi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và có thể lây thông qua quá trình trò chuyện, tiếp xúc thông thường. Vì vậy, bản thân người bệnh phải để cao ý thức phòng ngừa lây nhiễm bệnh cho những người xung quanh bằng cách ăn ở cách ly, giữ vệ sinh môi trường, hạn chế tiếp xúc với người khỏe. Những người trong gia đình bệnh nhân cần biết cách sống chung với người bị bệnh lao để tự bảo vệ mình khỏi nguy cơ lây bệnh. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm