Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tiêm phòng thủy đậu cho con là điều mà bố mẹ phải làm để giúp bé phòng ngừa được bệnh thủy đậu suốt đời. Một số lưu ý về chích ngừa thủy đậu cho bé mà cha mẹ nên biết.
Virus gây ra bệnh thủy đậu rất dễ lây lan, trong quá khứ khi chưa có vắc xin thủy đậu, nó được coi là bệnh thời thơ ấu, tức là bất kì ai khi còn nhỏ cũng sẽ mắc bệnh này. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh là nhẹ, người bệnh sẽ tự khỏi sau một thời gian. Song nó cũng có thể rất nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng, đặc biệt là của trẻ sơ sinh và người có hệ miễn dịch yếu.
Bệnh này hầu như sẽ không tái phát, do đó nếu đã bị một lần thì cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể, để miễn nhiễm cả đời. Chỉ một số trường hợp rất ít là bị tái nhiễm, song triệu chứng cũng nhẹ, không đáng kể.
Nếu tiêm vắc-xin phòng ngừa thủy đậu ngay từ bé thì gần như sẽ không bị nhiễm bệnh (chính xác là có nhiễm virus nhưng sẽ không phát triển thành bệnh), tỉ lệ tới trên 90%. Nếu có thì triệu chứng cũng sẽ rất nhẹ và nhanh khỏi. Chính vì thế, việc chích ngừa thủy đậu cho con là điều rất cần thiết bố mẹ nên làm cho con yêu, là cách phòng bệnh thủy đậu hữu hiệu nhất.
Chích ngừa thủy đậu là việc ba mẹ nào cũng nên làm cho con
Các vắc-xin thủy đậu được khuyến khích dành cho tất cả trẻ em dưới 13 tuổi và vẫn chưa từng mắc bệnh thủy đậu.
Vắc-xin thực chất là các virus đã bị suy yếu và mất đi độc tính. Khi đưa vào cơ thể, nó sẽ không gây ra bệnh và kích thích hệ miễn dịch sản sinh ra kháng thể chống lại virus. Tuy nhiên, không phải tiêm bất kỳ khi nào bạn muốn mà nên theo lịch trình và khuyến cáo của bộ y tế để đảm bảo vắc-xin đạt được hiệu quả tốt nhấ, không gây ra bất kì ảnh hưởng xấu nào cho cơ thể.
Thông thường, bé sẽ được nhận 2 liều (mũi) vắc-xin thủy đậu :
Trẻ lớn hơn và chưa được tiêm chủng theo lịch trên thì được tiêm chích ngừa 2 mũi liên tiếp và mỗi mũi cách nhau 4 – 8 tuần.
Một số trường hợp bé phải chờ chích ngừa thủy đậu:
Khi con đang ốm bệnh cha mẹ không nên cho con đi chích ngừa thủy đậu
Bạn nên cho con chích ngừa thủy đậu và các loại giá vacxin thủy đậu khác tại các Trung tâm phòng chống dịch hoặc Trạm y tế địa phương hay tại các Bệnh viện.
Các tác dụng phụ khi chích ngừa thủy đậu
Vắc-xin giống như bất kì loại thuốc khác, cũng có các tác dụng phụ tiềm năng. Hầu hết các tác dụng phụ là nhẹ và rất hiếm khi gây nên những thiệt hại nghiêm trọng hoặc là tử vong.
Phản ứng dị ứng thường xảy ra chủ yếu ở mũi thứ nhất. Nếu ở mũi thứ nhất không gây ra vấn đề gì thì mũi thứ hai cũng sẽ bị.
Tác dụng phụ nhẹ:
Tác dụng phụ vừa:
Tác dụng phụ nghiêm trọng:
Lưu ý, những phản ứng dị ứng vừa và nghiêm trọng như trên rất hiếm khi xảy ra. Nếu có, chúng sẽ xuất hiện luôn sau vài phút hoặc vài giờ sau khi tiêm chủng. Khi đó, bố mẹ phải gọi cấp cứu ngay lập tức.
Trước khi đưa bé đi chích ngừa thủy đậu, bố mẹ phải tìm hiểu kĩ các thông tin bổ ích và cần thiết trên để đưa bé đi tiêm vắc-xin thành công nhất.
Thanh Hoa
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.