Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Uốn ván là bệnh lý nhiễm trùng cấp tính đặc biệt nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh của người nhiễm bệnh. Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị uốn ván, cách tốt nhất để ngăn ngừa tình trạng nhiễm bệnh là tiêm phòng uốn ván. Vậy tiêm uốn ván có ảnh hưởng gì không, hãy cùng bài viết dưới đây tìm lời giải đáp nhé!
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ tử vong và mắc uốn ván sơ sinh rất cao, có thể chiếm tới 80%, bệnh có thể xuất hiện bất cứ thời gian nào trong năm. Bệnh uốn ván có tỷ lệ tử vong cao vì vậy phương pháp tốt nhất để phòng chống bệnh hiệu quả là tiêm ngừa uốn ván. Vậy tiêm uốn ván có ảnh hưởng gì không? Câu trả lời sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây.
Uốn ván hay còn được gọi với tên gọi khác là bệnh phong đòn gánh (Tetanus), bệnh do ngoại độc tố của vi khuẩn Clostridium tetani gây ra. Các bào tử vi khuẩn được tìm thấy ở tất cả mọi nơi trong môi trường, đặc biệt trong đất, phân của động vật, dây thép gai, các dụng cụ bị gỉ sét,... Bệnh uốn ván không lây từ người này sang người khác, thường vi khuẩn Clostridium tetani xâm nhập vào cơ thể thông qua những vết thương hở hoặc các tổn thương trên da trong điều kiện yếm khí. Khi xâm nhập vào cơ thể, bào tử phóng một loại độc tố dẫn đến đau cơ và cứng khớp, thậm chí khiến bệnh nhân khó thở, co giật và tử vong.
Uốn ván là bệnh lý nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh. Hiện nay chưa có phương pháp điều trị tận gốc uốn ván, tuy nhiên vẫn có thể kiểm soát các triệu chứng co thắt cơ bắp bằng cách sử dụng thuốc an thần. Chính vì vậy, phương pháp tốt nhất để phòng ngừa uốn ván là tiêm ngừa vắc-xin uốn ván.
Vắc-xin uốn ván hay còn được gọi là giải độc tố uốn ván, là loại vắc-xin vô hoạt được dùng để ngăn chặn nha bào uốn ván. Đối với trường hợp không được tiêm phòng uốn ván, người có nguy cơ mắc bệnh nên tiêm ngay trong vòng 48 giờ sau khi bị thương. Tiêm ngừa uốn ván giúp phòng tránh, ngăn ngừa và điều trị uốn ván, giảm tỷ lệ tử vong. Ngoài ra, nếu tiêm đủ liều, người bệnh sẽ không phải trải qua những cơn đau dữ dội và nguy hiểm.
Xem thêm một số loại vắc xin uốn ván:
Bất kỳ đối tượng nào cũng cần được tiêm ngừa uốn ván. Tuy nhiên, đối với một số đối tượng dưới đây không nên lo ngại tiêm uốn ván có ảnh hưởng gì không mà hãy chủ động liên hệ với các cơ sở y tế để được thực hiện tiêm phòng đầy đủ.
Phụ nữ trong giai đoạn từ 15 - 44 tuổi cần được tiêm ngừa uốn ván để bảo vệ sức khỏe của bản thân và thai nhi. Sau 5 mũi tiêm, cơ thể sẽ có khả năng chống lại bệnh uốn ván suốt thời kỳ sinh nở, vắc-xin có hiệu lực gần như 100%.
Phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ cũng nên tiêm phòng uốn ván và chỉ cần tiêm đủ 2 mũi là có thể bảo vệ sức khỏe của sản phụ cũng như trẻ khi sinh ra khỏi bệnh uốn ván. Nên thực hiện tiêm ngừa uốn ván lần đầu vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kỳ, mỗi mũi tiêm nên cách nhau ít nhất một tháng và mũi thứ 2 cách ngày sinh khoảng 15 ngày.
Xem thêm: Danh sách các loại vắc xin uốn ván cho bà bầu
Tỷ lệ trẻ sơ sinh có nguy cơ tử vong do bệnh uốn ván lên đến 98%. Vì vậy, ba mẹ nên cho trẻ thực hiện tiêm chủng mở rộng theo quy định của Bộ Y tế để ngăn ngừa bệnh uốn ván. Mũi vắc-xin cho trẻ từ 2 tháng tuổi tích hợp bao gồm bệnh ho gà, uốn ván và bạch hầu. Các mũi tiêm sau đó là mũi nhắc lại.
Một số đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh uốn ván do nghề nghiệp đặc thù như người làm vườn, người làm tại công trường, người chăn nuôi, công nhân vệ sinh cống rãnh và công nhân xây dựng tại công trường. Những đối tượng này nên được tiêm phòng uốn ván ít nhất 3 mũi trong vòng nửa năm. Sau 5 - 10 năm thì tiêm mũi nhắc lại giúp kéo dài công dụng của vắc-xin.
Vắc-xin là chế phẩm có tính kháng nguyên có nguồn gốc từ vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật có cấu trúc kháng nguyên giống vi sinh vật gây bệnh. Những mầm bệnh này đều được giảm độc lực hay triệt tiêu khả năng gây bệnh. Khi tiêm vắc-xin vào cơ thể sẽ tạo dấu hiệu để hệ thống miễn dịch tạo các kháng thể tương ứng để phòng chống lại mầm bệnh.
Vắc-xin uốn ván cũng là loại chứa độc tố gây bệnh đã được giảm độc tính nên việc lo ngại tiêm uốn ván có ảnh hưởng gì không cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, tiêm vắc-xin uốn ván là phương pháp tốt nhất, hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh uốn ván.
Vắc-xin vào trong cơ thể sẽ có thể xuất hiện một số tác dụng phụ như:
Trong một số trường hợp có thể sẽ xuất hiện một số biến chứng nghiêm trọng hơn như khó thở và tim đập nhanh hoặc thậm chí bị co giật.
Đối với những dấu hiệu dị ứng vắc-xin thông thường, bạn chỉ cần nghỉ ngơi hợp lý thì triệu chứng sẽ được cải thiện và biến mất từ 2 - 3 ngày sau tiêm. Trong một số trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn cần liên hệ với các cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp kịp thời nhé.
Thông qua những phân tích nêu trên, ắt hẳn bạn đã có câu trả lời cho việc tiêm uốn ván có ảnh hưởng gì không. Tiêm ngừa uốn ván sẽ không có ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe, tuy nhiên cơ thể vẫn sẽ diễn ra một số phản ứng dị ứng đối với vắc-xin, đây là những phản ứng bình thường nên bạn cũng không cần quá lo lắng. Một số điều cần lưu ý sau khi tiêm phòng uốn ván để nhanh hồi phục sức khỏe như:
Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc tiêm uốn ván có ảnh hưởng gì không. Tiêm ngừa uốn ván là biện pháp hiệu quả và tốt nhất để phòng ngừa uốn ván, vì vậy bạn cùng người thân trong gia đình hãy chủ động liên hệ với các cơ sở y tế để thực hiện việc tiêm phòng nhé!