Tiêm uốn ván là biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe cả mẹ và bé. Vậy tiêm uốn ván về con đạp nhiều thì có sao không? Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm ra câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
Tiêm phòng vắc xin uốn ván là bước chuẩn bị cần thiết cho mẹ bầu trước giai đoạn sinh nở. Tuy nhiên, nhiều sản phụ cảm thấy lo ngại về các phản ứng sau tiêm, đặc biệt là ở thai nhi. Vậy tiêm uốn ván về con đạp nhiều có sao không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây nhé!
Tiêm uốn ván có quan trọng không?
Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, được gây ra bởi trực khuẩn uốn ván, Clostridium tetani. Đặc điểm nguy hiểm của bệnh này chính là sự tổng hợp và tiết ra ngoại độc tố uốn ván. Ngoại độc tố này có khả năng tác động trực tiếp lên hệ thần kinh, gây ra các triệu chứng và biểu hiện đặc trưng của uốn ván.
Một trong những đối tượng có nguy cơ cao mắc phải uốn ván là phụ nữ trong quá trình chuyển dạ sinh nở. Trong quá trình này, chính vết thương hở ngoài da đã tạo điều kiện cho sự nhiễm uốn ván. Nếu không được điều trị kịp thời hoặc tiêm phòng uốn ván, những vết thương này có thể trở thành cửa ngõ cho trực khuẩn uốn ván vào cơ thể gây ra bệnh.
Trẻ sơ sinh khi vừa mới chào đời cũng có nguy cơ nhiễm uốn ván qua đường rốn trong trường hợp mẹ bị uốn ván. Trong trường hợp này, vùng rốn của trẻ bị cắt, tạo điều kiện cho vi khuẩn uốn ván xâm nhập dễ dàng vào cơ thể. Nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh khi mắc uốn ván có thể lên đến 95% bởi hệ miễn dịch lúc này còn quá non nớt.
Uốn ván sơ sinh có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng, bao gồm:
Trẻ bỏ bú: Uốn ván có thể làm cho trẻ sơ sinh trở nên khó chịu khi bú mà không rõ nguyên nhân.
Khít hàm: Trẻ có thể có triệu chứng khít hàm, làm cho việc mở miệng trở nên khó khăn.
Co cứng toàn thân: Một trong những biểu hiện rõ ràng của uốn ván là sự co cứng toàn thân, làm cho trẻ khó di chuyển và thậm chí gây ra cảm giác đau đớn.
Có thể gây gãy xương và khó thở: Uốn ván sơ sinh có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như gãy xương do co cứng cơ bắp và khó thở.
Có thể thấy, tiêm vắc xin uốn ván là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả và an toàn bệnh uốn ván trong giai đoạn mang thai. Điều này không chỉ bảo vệ sức khỏe của mẹ mà còn bảo vệ thai nhi khỏi nguy cơ bị tổn thương do bệnh uốn ván. Luôn tuân thủ lịch tiêm uốn ván và tìm kiếm sự tư vấn từ các chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn tốt nhất cho cả mẹ và con.
Tiêm uốn ván có ảnh hưởng gì không?
Nhiều mẹ bầu lo rằng việc tiêm uốn ván có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ.
Ảnh hưởng mẹ bầu
Thông thường, mẹ bầu sau khi tiêm phòng uốn ván có thể xuất hiện các phản ứng sau tiêm thường gặp như sốt nhẹ, đau buốt hay sưng phồng tại vị trí tiêm. Bà bầu có thể hoàn toàn yên tâm bởi đây là phản ứng bình thường của cơ thể khi được tiêm vắc xin. Tình trạng này sẽ tự động khỏi và dần biến mất sau 3 - 4 ngày.
Ảnh hưởng thai nhi
Nhiều sản phụ lo ngại rằng việc đưa chất lạ vào người, kể cả vắc xin cũng có những ảnh hưởng đến con. Thực tế cho thấy, tiêm phòng uốn ván chỉ có khả năng tạo kháng thể cho mẹ nhằm hạn chế nguy cơ lây nhiễm khi chuyển dạ. Từ đó, trẻ khi vừa sinh ra cũng giảm nguy cơ mắc uốn ván khi cắt dây rốn.
Tiêm vắc xin ngừa uốn ván có thể nói hoàn toàn không tác động đến thai nhi. Ngược lại, đây còn là biện pháp an toàn để bảo vệ sức khỏe cho cả con và mẹ trong quá trình sinh nở. Các tài liệu khoa học cũng đã chứng minh được tính an toàn của vắc xin trên thai nhi nên mẹ bầu có thể yên tâm nhé!
Tiêm uốn ván về con đạp nhiều có sao không?
Như đã giải thích, tiêm uốn ván đã được nghiên cứu về bằng chứng an toàn ở thai nhi. Vậy tại sao nhiều phụ nữ mang thai tiêm uốn ván về con đạp nhiều? Liệu đây có là những phải phản ứng sau tiêm của trẻ không là thắc mắc của nhiều thai phụ.
Thực tế thì việc tiêm uốn ván vào cơ thể của mẹ sẽ giúp sản sinh ra kháng thể chống lại vi khuẩn uốn ván. Trẻ cũng thông qua đường rốn mà nhận được các loại kháng thể này từ trong bụng mẹ. Các mẹ hoàn toàn có thể yên tâm bởi giai đoạn thai kỳ được cho phép tiêm phòng uốn ván cũng là lúc con đã đạt được sự phát triển và khỏe mạnh nhất định.
Tiêm uốn ván về con đạp nhiều có thể là do những mối bận tâm về sức khỏe của thai nhi ở các mẹ bầu. Tâm lý lo cho con khiến mẹ dễ cảm thấy hoài nghi và tập trung quan sát các động thái của con nhiều hơn. Con đạp nhiều vào giai đoạn này chỉ chứng minh được sự phát triển toàn diện của thai nhi mà không tiềm ẩn bất kì rủi ro nào.
Khi nào là thời điểm tốt nhất để tiêm uốn ván cho bà bầu?
Khoảng thời gian từ tuần thứ 22 đến tuần thứ 28 của thai kỳ sẽ là mốc thời điểm lý tưởng cho mẹ bầu để tiêm ngừa uốn ván. Bởi lúc này thai nhi đã phát triển và đủ khả năng để nhận được kháng thể uốn ván từ mẹ thông qua dây rốn. Đây cũng là giai đoạn mà hệ thống miễn dịch của thai nhi đang dần một hoàn thiện hơn, đảm bảo toàn diện hơn về mặt thể chất.
Để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả, việc tiêm uốn ván trong thai kỳ nên được thảo luận và nhận được tư vấn cụ thể từ bác sĩ. Bác sĩ sẽ đưa ra lịch tiêm phù hợp dựa trên tình trạng sức khỏe của mẹ và tiến trình thai kỳ. Hãy luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế để đảm bảo rằng bạn và thai nhi được bảo vệ tốt nhất khỏi nguy cơ mắc uốn ván.
Tóm lại, tiêm ngừa vắc xin uốn ván ở bà bầu giúp đảm bảo sức khỏe cho mẹ và phát triển toàn diện của bé. Tiêm ngừa uốn ván cho bà bầu nên được thực hiện ở tuần 22 - 28 của thai kỳ. Khoa học đã chứng minh tiêm uốn ván hoàn toàn an toàn cho thai nhi. Hiện tượng tiêm uốn ván về con đạp nhiều chỉ là những mối lo lắng thể hiện tình yêu của mẹ dành cho con.
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất giúp mẹ bầu có thể giải đáp được thắc mắc tiêm uốn ván về con đạp nhiều. Theo dõi thêm các bài viết mới của Nhà thuốc Long Châu để cập nhật thêm kiến thức để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn nhé!
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.