Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Tiêm chủng

Tiêm vắc xin thủy đậu có sốt không? Một số phản ứng sau khi tiêm mà bạn nên biết

Ngày 06/11/2023
Kích thước chữ

Loại vắc xin nào cũng có thể gây ra phản ứng phụ, vắc xin thủy đậu cũng không phải ngoại lệ. Vậy, những phản ứng phụ có thể gặp sau khi tiêm là gì? Tiêm vắc xin thủy đậu có sốt không?

Tiêm vắc xin thủy đậu giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh thủy đậu. Tuy nhiên, sau khi tiêm rất có thể cơ thể bạn sẽ gặp phải một số các phản ứng phụ. Nếu chưa biết những phản ứng phụ đó là gì, mời bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết và trả lời cho câu hỏi “Tiêm vắc xin thủy đậu có sốt không?”.

Tìm hiểu về bệnh thủy đậu

Thủy đậu là bệnh do virus Varicella zoster (VZV) gây ra, đây là một bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan nhanh chóng. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng và nhiều nhất là trẻ em. Bệnh thường có xu hướng gia tăng vào mùa đông - xuân, khi thời tiết ẩm ướt. Thời gian ủ bệnh kéo dài từ 10 - 14 ngày, sau khoảng thời gian này, một số dấu hiệu sẽ xuất hiện trên cơ thể như phát ban phồng rộp, ngứa ngáy, người bệnh cảm thấy mệt mỏi và sốt. Thủy đậu sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh và những người có hệ miễn dịch kém.

Bệnh dễ dàng lây lan từ người sang người nếu như người đó chưa bao giờ bị mắc bệnh thủy đậu hoặc chưa tiêm phòng vắc xin. Các virus thủy đậu sẽ theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài khi người bệnh nói, hắt hơi, chảy nước mũi hoặc ho,... Và khi hít phải không khí có chứa các giọt bắn này chắc chắn người bình thường sẽ bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây qua sự tiếp xúc gián tiếp với đồ dùng sinh hoạt có dính virus gây bệnh. Nếu như trong quá trình mang thai, các mẹ bầu bị thủy đậu thì thai nhi trong bụng cũng sẽ bị lây bệnh. Do đó, việc tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu là rất quan trọng và cần thiết.

Tiêm vắc xin thủy đậu có sốt không? Một số phản ứng sau khi tiêm thủy đậu bạn nên biết1
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm lây lan nhiều nhất là ở đối tượng trẻ em

Tiêm vắc xin thủy đậu có sốt không? Một số phản ứng phụ sau tiêm

Hiện có 3 loại vắc xin phòng bệnh thủy đậu là Varicella-GCC, Varivax và Varilirix được sản xuất bởi 3 nước khác nhau (Hàn Quốc, Mỹ, Bỉ). Điểm chung của các loại vắc xin này là sẽ giúp cơ thể tạo ra miễn dịch chủ động phòng bệnh thủy đậu. Phần lớn, vaccine thủy đậu an toàn cho hầu hết tất cả mọi người. Tuy nhiên, giống như các loại thuốc khác, vắc xin cũng có tác dụng phụ khi sử dụng. Tỷ lệ xảy ra một số phản ứng phụ sau khi tiêm liều vắc xin thứ nhất cao hơn liều thứ hai. Các phản ứng bao gồm:

  • Các cơ bị đau nhức, sưng đỏ hoặc bầm tím xung quanh vị trí tiêm.
  • Bị sốt, phát ban nhẹ ở trên da. Triệu chứng này có thể xuất hiện sau khi tiêm khoảng 2 tuần.
  • Nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho, đau đầu, đau họng, buồn nôn.
  • Cơ thể có cảm giác mệt mỏi, có thể bị mất ngủ.
  • Đau dạ dày, bị tiêu chảy.

Như vậy, sau khi tiêm vắc xin, cơ thể có thể bị sốt, đi kèm theo là một số các triệu chứng khác. Các tác dụng phụ nguy hiểm hơn như dị ứng hay sốc phản vệ, nhiễm trùng phổi và gan, viêm màng não hay co giật có thể xảy ra nhưng các trường hợp này cực kỳ hiếm.

Cần lưu ý, riêng với phụ nữ có thai hoặc người có bệnh lý nền ở mức độ nhẹ, nặng khác nhau nên thực hiện tiêm vào đúng thời điểm đã được lên lịch. Tìm hiểu kỹ về các thành phần có trong vắc xin thủy đậu, nếu dị ứng với bất kỳ thành phần nào thì bạn không nên tiêm vắc xin để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tiêm vắc xin thủy đậu có sốt không? Một số phản ứng sau khi tiêm thủy đậu bạn nên biết2
Sốt là phản ứng có thể gặp sau khi tiêm thủy đậu

Một số lưu ý trước khi tiêm vắc xin thủy đậu

Một số điều bạn sẽ cần lưu ý trước khi tiêm để bảo đảm an toàn cho sức khỏe, nhất là với đối tượng trẻ em như sau:

  • Liên hệ với bác sĩ để lên lịch tiêm phù hợp với thể trạng của bản thân hoặc cho trẻ.
  • Thông báo cho nhân viên y tế biết về tiền sử dị ứng hoặc các bệnh lý nền như ung thư, nhiễm HIV, bệnh lao, đang hóa trị,... Phần lớn, các trường hợp này sẽ không được chỉ định thực hiện tiêm phòng.
  • Hoãn tiêm thủy đậu nếu như đang trong tình trạng mắc các bệnh như nhiễm khuẩn cấp tính, sốt cao, hoặc vừa mới khỏi bệnh nặng, đang trong thời gian hồi sức.
  • Hạn chế tiếp xúc với người có nguy cơ cao lây nhiễm bệnh thủy đậu trong khoảng 6 tuần sau khi tiêm.
  • Sau khi tiêm, hãy ở lại trung tâm tiêm chủng khoảng 30 phút để theo dõi. Nếu không có bất cứ biểu hiện gì bất thường, hãy về nhà và tiếp tục nghỉ ngơi theo dõi ít nhất 24 giờ.
  • Không bôi hay đắp bất cứ gì lên vết tiêm.
  • Nếu có các triệu chứng bất thường như co giật, sốt cao, cơ thể tím tái và không tiếp nhận thuốc hạ sốt thì nên tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời khi cần thiết.

Điều quan trọng là bạn nên lựa chọn địa chỉ tiêm chủng uy tín, thăm khám sàng lọc cẩn thận trước khi tiêm để không gặp phải các biến chứng không mong muốn.

Tiêm vắc xin thủy đậu có sốt không? Một số phản ứng sau khi tiêm thủy đậu bạn nên biết3
Ghi nhớ một số lưu ý để đảm bảo an toàn cho sức khỏe trước khi tiêm vắc xin

Cuối cùng, sốt chính là một phản ứng phụ có thể gặp sau khi tiêm vắc xin thủy đậu. Tuy nhiên, phản ứng này sẽ không xảy ra ở tất cả mọi người, tùy từng trường hợp, thể trạng mà các phản ứng phụ sẽ khác nhau hoặc không xảy ra. Trên đây là một số thông tin về bệnh thủy đậu và vắc xin thủy đậu, trả lời cho câu hỏi “Tiêm vắc xin thủy đậu có sốt không?”. Mong rằng những thông tin được cung cấp trong bài viết sẽ có ích đối với bạn đọc.

Hiện nay, Trung tâm tiêm chủng Long Châu cung cấp các gói vắc xin phòng bệnh thủy đậu được nhập khẩu chính hãng, bao gồm: Vắc xin Varivax (Mỹ) giá 985.000 đồng và vắc xin Varilrix (Bỉ) giá 935.000 đồng (giá bán lẻ mang tính tham khảo, có thể sẽ thay đổi theo từng thời điểm). Mời bạn liên hệ trực tiếp với Tiêm chủng Long Châu qua hotline: 1800 6928 (miễn phí) để được tư vấn nhanh nhất về các gói vắc xin và hẹn đặt lịch tiêm phù hợp.

Xem thêm:

Tiêm vắc xin thủy đậu có bị nữa không?

Vắc xin thuỷ đậu tiêm mấy mũi?

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Bác sĩNguyễn Thị Hải Anh

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Bác sĩ Y học cổ truyền từ Đại học Y Hà Nội năm 2018, bác sĩ đã có thời gian tích lũy kinh nghiệm tại Khoa Nội Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Vĩnh Phúc. Tháng 4/2020, bác sĩ chuyển sang công tác trong lĩnh vực tiêm chủng. Đến nay, bác sĩ đã có hơn 4 năm kinh nghiệm tiêm chủng và hiện đang công tác tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.

Xem thêm thông tin