Những tác dụng phụ của vaccine HPV có thể gặp phải mà chị em cần lưu ý
Ngày 27/10/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Vaccine HPV là giải pháp quan trọng trong việc ngăn ngừa các bệnh do virus HPV gây ra, đặc biệt là ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, như các loại vaccine khác, việc tiêm phòng HPV cũng có thể đi kèm với một số tác dụng phụ không mong muốn. Hiểu rõ về những tác dụng phụ của vaccine HPV giúp người tiêm chủng có được sự chuẩn bị tốt nhất và yên tâm khi sử dụng vaccine.
Vậy những tác dụng phụ của vaccine HPV mà chị em cần lưu ý là gì và cần xử lý như thế nào khi gặp một số tác dụng phụ đó? Mời quý vị độc giả cùng tìm hiểu về tác dụng phụ do vaccine HPV có thể gây ra qua bài viết dưới đây.
Các tác dụng phụ của vaccine HPV
Giống như các loại vaccine khác, vaccine HPV có thể gây ra một số tác dụng phụ, nhưng phần lớn đều nhẹ và sẽ tự khỏi sau một thời gian ngắn. Một số tác dụng phụ phổ biến sau khi tiêm vaccine bao gồm:
Đau, sưng hoặc đỏ tại chỗ tiêm: Đây là tác dụng phụ thường gặp nhất và thường tự biến mất sau vài ngày.
Sốt nhẹ: Một số người có thể trải qua tình trạng sốt nhẹ sau khi tiêm.
Đau đầu: Đây là một tác dụng phụ khá phổ biến và thường không quá nghiêm trọng.
Mệt mỏi: Một số người có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc thiếu năng lượng sau khi tiêm.
Đau cơ hoặc khớp: Cảm giác đau nhức ở cơ hoặc khớp cũng có thể xuất hiện sau khi tiêm.
Ngoài những tác dụng phụ phổ biến, bạn có thể gặp một số triệu chứng ít phổ biến hơn sau khi tiêm HPV như:
Chóng mặt hoặc ngất xỉu: Mặc dù hiếm, một số người có thể cảm thấy chóng mặt hoặc thậm chí ngất xỉu sau khi tiêm.
Buồn nôn: Một số người có thể cảm thấy buồn nôn sau khi tiêm vaccine HPV.
Dị ứng nhẹ: Phản ứng dị ứng nhẹ như phát ban hoặc ngứa có thể xảy ra sau khi tiêm HPV.
Ngoài ra, một tác dụng phụ rất hiếm gặp nhưng nghiêm trọng là sốc phản vệ. Đây là tình trạng đe dọa tính mạng với các triệu chứng như khó thở, sưng mặt và cổ, hoặc nhịp tim nhanh. Nếu gặp các dấu hiệu này, cần liên hệ ngay với bác sĩ để được hỗ trợ y tế kịp thời.
Câu hỏi thường gặp về tác dụng phụ sau tiêm HPV
Sau khi tiêm HPV tác dụng phụ sau tiêm vaccine HPV, dưới đây là một số câu hỏi hay gặp về tác dụng phụ của vaccine HPV này:
Tiêm HPV bị nổi mụn hay không?
Tiêm HPV không bị nổi mụn, hiện chưa có bằng chứng khoa học cho thấy vaccine HPV gây nổi mụn. Một số người có thể gặp phản ứng da tại chỗ tiêm như đỏ, sưng hoặc ngứa, nhưng các phản ứng này thường chỉ tạm thời và không liên quan đến mụn. Nếu bạn nổi mụn sau khi tiêm vaccine HPV, nguyên nhân có thể không xuất phát từ vaccine. Mụn thường do các yếu tố khác như thay đổi hormone, chế độ ăn uống, căng thẳng, hoặc việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp.
Nếu bạn lo lắng về các triệu chứng sau khi tiêm, hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra. Bác sĩ sẽ giúp xác định nguyên nhân và đưa ra lời khuyên phù hợp.
Tiêm HPV có làm chậm kinh nguyệt không?
Không. Tiêm vaccine HPV không làm chậm kinh nguyệt. Hiện chưa có tài liệu y khoa nào ghi nhận mối liên hệ giữa việc tiêm vaccine HPV và thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Nếu bạn nhận thấy những biến đổi nhỏ sau khi tiêm, nguyên nhân có thể đến từ các yếu tố khác, bao gồm:
Mang thai: Nếu kèm các triệu chứng như buồn ngủ, mệt mỏi, nôn nghén, hãy kiểm tra xem bạn có mang thai không.
Tác động tâm lý: Căng thẳng hoặc lo lắng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
Tăng hay giảm cân đột ngột: Thay đổi cân nặng bất ngờ có thể gây chậm kinh trong 2-3 tháng.
Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc như thuốc tránh thai cấp tốc, kháng sinh có thể ảnh hưởng đến chu kỳ.
Tiêm HPV có làm ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?
Không. Cả hai loại vaccine ngừa HPV, Gardasil và Gardasil 9, đã trải qua nhiều thử nghiệm trước khi được FDA (Mỹ) phê duyệt, và sau đó tiếp tục được giám sát an toàn bởi CDC và FDA, cũng như nhiều quốc gia khác. Kết quả cho thấy vaccine HPV không ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
Vì sao tiêm HPV bị ra máu?
Hiện tượng ra máu sau khi tiêm vaccine HPV không phổ biến và có thể do:
Máu chảy từ vị trí tiêm: Một số trường hợp có thể chảy ít máu tại vị trí tiêm, nhưng thường không nghiêm trọng và ngừng nhanh chóng.
Kỹ thuật tiêm không đúng: Sử dụng kim tiêm không đúng cách hoặc thiếu vệ sinh có thể gây chảy máu.
Ra máu âm đạo: Có thể liên quan đến rối loạn chu kỳ kinh nguyệt hoặc viêm cổ tử cung. Nếu kéo dài, nên khám phụ khoa để được điều trị.
Tiêm HPV có làm mãn kinh sớm không?
Không. Tiêm vaccine HPV không gây mãn kinh sớm. Mãn kinh sớm là tình trạng xảy ra trước 45 tuổi, trong khi độ tuổi mãn kinh trung bình ở Hoa Kỳ là 51. Mãn kinh sớm có thể do các yếu tố như tiền sử gia đình, hút thuốc lá (gây mãn kinh sớm hơn 1-2 năm), hóa trị, xạ trị vùng chậu, hoặc phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng, tử cung.
Ngoài ra, 30-60% phụ nữ bị mãn kinh sớm do bệnh tự miễn như bệnh tuyến giáp, quai bị, cường giáp, Addison, hoặc do hệ miễn dịch tấn công buồng trứng.
Tiêm vaccine HPV có ảnh hưởng đến sinh sản không?
Không. Nhiều nghiên cứu quốc tế đã chứng minh tiêm vaccine HPV không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Theo Khảo sát Dinh dưỡng và Sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ (2013-2016), trong 1.114 phụ nữ từ 18-33 tuổi, không có bằng chứng cho thấy vaccine HPV gây vô sinh.
Một nghiên cứu năm 2018 của CDC trên gần 200.000 phụ nữ cũng xác nhận không có bằng chứng thuyết phục rằng vaccine HPV gây suy buồng trứng nguyên phát.
Kể từ khi FDA phê duyệt vào năm 2006, vaccine HPV đã được chứng minh an toàn và không ảnh hưởng đến sinh sản, đồng thời hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng gây ung thư và bảo vệ sức khỏe sinh sản.
Giải pháp xử lý khi gặp tác dụng phụ sau khi tiêm HPV
Thông thường, các tác dụng phụ sau khi tiêm HPV chỉ là tạm thời và sẽ tự khỏi, nhưng bạn vẫn nên theo dõi và thực hiện một số biện pháp giảm nhẹ:
Ngồi lại chỗ tiêm 30 phút: Điều này giúp theo dõi phản ứng sau tiêm và nhận hỗ trợ kịp thời từ bác sĩ nếu cần.
Duy trì chế độ ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ: Sau khi tiêm, cơ thể cần thời gian để phản ứng với vaccine và tạo ra kháng thể. Việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, đủ dưỡng chất và nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ quá trình phục hồi. Giúp tăng sức đề kháng và giảm các triệu chứng như mệt mỏi, đau nhức, sốt sau tiêm.
Chườm mát hoặc chườm ấm: Nếu sưng tại chỗ tiêm, bạn có thể chườm để giảm sưng. Nếu sưng kéo dài, hãy báo bác sĩ.
Tham vấn bác sĩ: Nếu gặp các triệu chứng nghiêm trọng như nôn, sốt cao, nổi mề đay, hoặc khó thở, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được điều trị.
Hiện nay, Trung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị hàng đầu trong việc cung cấp dịch vụ tiêm chủng chất lượng, với các vaccine được nhập khẩu chính hãng từ những nhà sản xuất uy tín trên toàn thế giới. Khi đến tiêm chủng tại Long Châu, khách hàng sẽ được bác sĩ khám sàng lọc, tư vấn gói vaccine phù hợp và theo dõi trong và sau quá trình tiêm để đảm bảo an toàn tối đa. Để được tư vấn, hẹn lịch miễn phí hoặc đặt lịch online, hãy liên hệ với Trung tâm Tiêm chủng Long Châu qua Hotline 1800 6928 hoặc tại đây.
Tiêm vaccine HPV là một biện pháp quan trọng trong việc phòng ngừa ung thư cổ tử cung và các bệnh do virus HPV gây ra. Mặc dù có thể xuất hiện một số tác dụng phụ của vaccine HPV nhưng hầu hết chúng đều tạm thời và sẽ tự khỏi mà không gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe. Việc theo dõi và áp dụng các biện pháp giảm nhẹ sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn sau khi tiêm. Nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào về tác dụng phụ hoặc tình trạng sức khỏe của mình, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận được sự hỗ trợ kịp thời và chính xác.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.