Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tìm hiểu nguyên nhân và cách giảm đau khóe chân bị sưng mủ

Ngày 20/04/2023
Kích thước chữ

Khi thực hiện lấy khóe móng chân không đúng cách, bạn sẽ gây ra nhiều tổn thương cho khu vực này. Khóe chân sẽ sưng tấy, đau nhức, thậm chí là mưng mủ. Trong trường hợp này, cách giảm đau khóe chân nào hiệu quả và an toàn?

Để giúp cho móng chân sạch sẽ và gọn gàng hơn, nhiều người thường có thói quen lấy khóe móng. Thế nhưng, thói quen này nếu lạm dụng nhiều hoặc thực hiện không đúng cách, thì sẽ dễ làm cho khóe chân bị sưng viêm, đau nhức. Nhiều trường hợp còn mưng mủ gây ra nhiều ảnh hưởng cho việc sinh hoạt. Vậy có cách giảm đau khóe chân bị sưng mủ nào hiệu quả và nhanh chóng không?

Nguyên nhân khóe chân bị sưng tấy và đau nhức

Khóe chân là phần rìa mọc ra ở hai bên móng, không có chức năng quan trọng và cũng không cần thiết phải cắt bỏ. Thế nhưng, trong xu hướng làm móng hiện nay, việc lấy khóe móng được coi là điều cần thiết để giữ móng chân gọn gàng và sạch sẽ hơn.

Tuy nhiên, nếu quá trình lấy khóe chân không được thực hiện đúng cách, thì có thể dẫn đến tình trạng móng chân bị mọc ngược và đâm sâu vào thịt, gây đau và sưng tấy khi cử động ngón chân.

Tim-hieu-nguyen-nhan-va-cach-giam-dau-khoe-chan-1.png
Việc lấy khóe chân không được thực hiện đúng cách sẽ dễ dẫn đến tình trạng sưng và đau nhức

Những lý do gây ra tình trạng này có thể bao gồm sử dụng dụng cụ lấy khóe móng không đảm bảo vệ sinh hoặc dùng chung cho nhiều người, thực hiện lấy khóe móng quá sâu hoặc quá mạnh, lấy quá nhiều da ở phần khóe móng gây tổn thương cho móng chân.

Thường xuyên lấy khóe móng chân có tốt không?

Vậy chúng ta có nên lấy khóe móng chân không? Để đảm bảo sức khỏe an toàn, chuyên gia khuyên các chị em không nên thường xuyên lấy khóe móng quá sâu và cần đảm bảo vệ sinh dụng cụ khi thực hiện. Thói quen lấy khóe móng quá sát vào chân có thể gây trầy xước và dễ dẫn đến chín mé, do đó cần cẩn thận để tránh tình trạng này.

Tim-hieu-nguyen-nhan-va-cach-giam-dau-khoe-chan-2.jpg
Các chuyên gia khuyên các chị em không nên thường xuyên lấy khóe móng quá sâu

Ngoài ra, bạn cũng không nên cắt sát hoặc cắt cong sâu về phía khóe móng chân để tránh móng quặp. Bên cạnh đó, để giảm nguy cơ viêm sưng mô mềm khóe móng, các bạn nên tránh mang giày bít mũi và chú ý đến cách điều chỉnh góc của móng chân khi cắt.

Một số cách giảm đau khóe chân

Vậy nên làm gì khi lấy khóe móng chân sau gây mưng mủ? Tùy theo từng tình trạng tổn thương mà chúng ta sẽ có cách giảm đau khóe chân phù hợp:

Móng chân sưng nhẹ và mưng mủ ít

Nếu móng chân bị sưng nhẹ và có mủ, bạn có thể tuân theo những hướng dẫn sau:

  • Đảm bảo rằng bàn tay của bạn đã được vệ sinh sạch sẽ trước khi tiếp xúc với vị trí sưng tấy và mưng mủ ở khóe chân.
  • Khử trùng tất cả các dụng cụ làm móng tay, móng chân liên quan bằng cồn hoặc nước oxy già.
  • Ngâm chân trong nước ấm từ 10 đến 15 phút trước khi cắt móng. Việc này giúp làm mềm móng và da. Bạn có thể thêm muối, dầu cây trà, giấm hoặc các loại tinh dầu sát trùng khác vào nước ngâm chân.
  • Lau khô các ngón chân và bàn chân bằng khăn mềm, kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng xung quanh móng chân để cải thiện lưu lượng máu, giảm đau và tăng tốc độ làm lành vết thương.
  • Nhấc nhẹ khóe móng và đặt một miếng bông vào để tránh móng chân mọc ngược và đâm vào da.
  • Làm sạch tế bào da chết hai bên móng.
  • Bạn có thể sử dụng thuốc mỡ kháng sinh sau mỗi lần làm móng chân. Nếu sưng tấy nhẹ, thì bạn có thể mua thuốc này mà không cần kê đơn.
Tim-hieu-nguyen-nhan-va-cach-giam-dau-khoe-chan-3.jpeg
Tùy theo từng mức độ sưng và mưng mủ sẽ có cách giảm đau khóe chân phù hợp

Móng chân nhiễm trùng nghiêm trọng

Trong trường hợp móng chân bị nhiễm trùng nghiêm trọng sau khi lấy khóe móng, kèm theo các triệu chứng như sưng to, đau đớn và chảy mủ, bạn cần đi đến bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị hiệu quả.

Trong quá trình điều trị, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp gây tê ngón chân hoặc bàn chân, và thực hiện việc loại bỏ phần da ở phía trên móng chân mọc ngược bằng dao mổ. Phần móng mọc ngược này sẽ được loại bỏ toàn bộ. Nếu tình trạng móng mọc ngược tái diễn, thì các phương pháp điều trị bằng hóa chất hoặc laser có thể được sử dụng để ngừng phát triển móng.

Cách phòng tránh tình trạng sưng và mưng mủ sau khi lấy khóe chân

Để tránh sưng mủ ở khóe chân sau khi cắt móng, bạn nên tuân thủ những hướng dẫn sau đây:

  • Tránh cắt quá sát vào góc của móng và không cắt quá ngắn, để tránh làm tổn thương da gần móng chân.
  • Nếu cần điều chỉnh các góc của móng chân, hãy thực hiện khi móng chân còn khô và cứng để tránh gây tổn thương cho móng và da xung quanh.
  • Chọn giày mang thoải mái, không quá chật, đặc biệt là ở ngón chân. Tránh mang giày cao gót hoặc quá chật trong thời gian móng chân đang hồi phục.
  • Tránh tiếp xúc với nước quá nhiều trong thời gian móng chân còn đang hồi phục, vì nước có thể làm móng chân mềm và dễ bị tổn thương.

Trong bài là những cách giảm sưng khóe chân hiệu quả mà bạn nên tham khảo và áp dụng khi cần thiết. Tóm lại, khóe chân bị sưng và mưng mủ sẽ gây ra nhiều đau nhức và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận động. Vì thế, tìm cách giảm đau nhức sau khi lấy khóe chân sẽ giúp bạn giảm tình trạng nhiễm trùng nặng hơn. Hy vọng qua các nội dung trên sẽ giúp bạn bỏ túi thêm nhiều kiến thức chăm sóc sức khỏe của mình.

Bảo Vân

Nguồn tham khảo: vinmec.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin