Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khóe móng chân chính là phần rìa của 2 bên cạnh nằm ở phía ngoài của móng và được mọc thuôn ra cả hai bên. Vậy có nên lấy khóe móng chân không? Đây là vấn đề thắc mắc của không ít người.
Trên thực tế, việc lấy khóe móng chân không đúng cách sẽ rất dễ khiến cho móng bị quặp vào bên trong và gây ra tình trạng nhiễm trùng. Do đó, có nên lấy khóe móng chân không và lấy như thế nào mới đúng cách? Mọi giải đáp liên quan đến vấn đề này sẽ được chúng tôi làm rõ ở bài viết sau.
Khóe móng chân không hề gây khó chịu hay phiền phức trong những hoạt động thường ngày. Chính vì vậy, việc lấy khóe móng chân không thực sự cần thiết.
Tuy nhiên, khóe móng chân là nơi tích tụ khá nhiều bụi bẩn và không được sạch sẽ. Trong khi bản thân chúng ta ai cũng muốn mình luôn được gọn gàng. Nhất là đối với những tín đồ làm đẹp luôn có thói quen làm nail thì việc loại bỏ khóe móng là điều mà họ luôn quan tâm. Nhờ việc loại bỏ khóe móng mà đôi chân của họ mới trở nên sạch sẽ và có thể tạo nên những bộ nail ấn tượng.
Mặc dù vậy, việc lấy khóe móng chân cần phải thực hiện cẩn thận và đúng kỹ thuật. Nếu không phần khóe móng sẽ bị cắt phạm, gây ra trầy xước và bị mưng mủ.
Thay vì phải chi ra một khoản tiền lớn để đến các spa lấy khóe, bạn có thể lấy khóe móng chân ngay tại nhà với các bước đơn giản như sau:
Ngâm chân ở trong nước ấm là việc đầu tiên mà bạn nên làm khi bắt đầu lấy khóe móng chân. Bạn hãy dùng nước ấm đựng ở trong chậu để ngâm bàn chân trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này sẽ khiến cho việc lấy khóe trở nên dễ dàng và giúp cho bụi bẩn tích tụ ở kẽ móng và chân được trôi ra bên ngoài.
Sau khi chân đã được ngâm trong nước với một khoảng thời gian nhất định, bạn hãy dùng kìm hoặc dao lấy khóe móng chân. Quy trình thực hiện cần phải thực sự khéo léo và cẩn thận. Bạn không nên cắt quá sát và sâu vào phần thịt để tránh gây nên các vết xước ngoài da.
Bạn ngâm bàn chân vừa mới lấy khóe trong nước thêm một lần nữa để rửa sạch chân. Sau khi nhấc chân ra, bạn dùng khăn mềm để lau khô chân.
Mặc dù việc lấy khóe móng chân được đánh giá khá đơn giản và có thể được thực hiện tại nhà nhưng để đảm bảo an toàn, bạn nên lưu ý đến các vấn đề sau:
Rất nhiều trường hợp chị em khi lấy khóe móng chân bị sưng mủ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do họ dùng dụng cụ không đảm bảo vệ sinh, lấy khóe quá mạnh và sâu, khóe chân bị lấy da quá nhiều.
Trong đa số các trường hợp, bạn có thể chăm sóc móng chân bị sưng mủ ngay tại nhà. Nếu như bạn mắc phải các bệnh lý mãn tính hoặc bị nhiễm trùng da thì việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn. Do đó, bạn nên đến gặp các bác sĩ nếu như:
Những thông tin mà chúng tôi cung cấp qua bài viết trên đã giúp bạn lý giải về vấn đề “có nên lấy khoé móng chân không” và cách thực hiện ra sao. Khi lấy khóe móng chân, bạn nên thực hiện cẩn thận hoặc có thể lựa chọn cho mình địa chỉ lấy khóe móng chân uy tín nhất nhé.
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.