Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tỷ lệ phân bố nhóm máu ở các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau sẽ không giống nhau. Bạn đã biết gì về tỉ lệ nhóm máu ở Việt Nam? Liệu nhóm máu của bạn có phải nhóm máu hiếm ở nước ta không?
Có một thực tế là không phải ai cũng biết nhóm máu của mình sở hữu. Và không phải ai cũng biết tỉ lệ nhóm máu ở Việt Nam. Điều này dẫn đến một số khó khăn và rủi ro khi cần truyền máu khẩn cấp. Các nhóm máu phổ biến ở Việt Nam, tỷ lệ nhóm máu, tưởng chừng là thông tin không mấy liên quan đến bạn nhưng thực chất lại rất quan trọng. Cùng Long Châu tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Máu là một dung dịch lỏng, có màu đỏ lưu thông trong hệ tuần hoàn. Ở người trưởng thành, thể tích máu khoảng 5 - 6 lít với nam giới và 4,5 - 5,5 lít với nữ giới. Thành phần của máu bao gồm tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết tương với các chức năng khác nhau.
Máu có tác dụng vận chuyển các chất dinh dưỡng và oxy cung cấp cho các mô. Đồng thời, máu cũng vận chuyển những chất độc, khí CO2 để đào thải ra ngoài cơ thể. Máu làm nhiệm vụ phát tán nhiệt ở cơ thể ra ngoài, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh.
Trước khi tìm hiểu tỉ lệ nhóm máu ở Việt Nam, chúng ta cũng nên biết nhóm máu là gì. Nhóm máu là nhóm các loại máu được phân loại theo các tế bào hồng cầu có đặc tính kháng nguyên giống nhau. Khái niệm nhóm máu được nhà khoa học Karl Landsteiner (người Áo) phát hiện ra từ năm 1901.
Trước đó, các nhà khoa học và bác sĩ đều cho rằng các nhóm máu đều giống nhau. Vì vậy, nhiều người bị mất đi tính mạng một cách đáng tiếc sau khi truyền máu. Và máu được phân thành nhiều nhóm dựa trên những kháng thể trong huyết tương và kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu đặc thù.
Theo công nhận của Hội Truyền máu Quốc tế, đến nay có khoảng 39 hệ nhóm máu. Trong đó, hệ nhóm máu ABO và Rh là 2 hệ nhóm máu quan trọng nhất. Từ 2 hệ nhóm máu này, chúng ta xác định 4 nhóm máu chính và 8 loại máu với tỉ lệ nhóm máu ở Việt Nam khác nhau:
Một số tế bào hồng cầu có kháng nguyên Rh+, một số khác lại chứa kháng nguyên Rh-. Điều này tạo thành 8 loại máu chính gồm:
Tỉ lệ nhóm máu ở Việt Nam không giống các quốc gia khác trên thế giới. Tại 195 quốc gia và 7 châu lục trên thế giới có khoảng 7,9 tỷ người sinh sống. Trong số đó, nhóm máu O đang chiếm ưu thế với tỷ lệ 39%. Nhóm máu hiếm nhất chỉ chiếm tỷ lệ 0,4% là nhóm máu AB-. Tại Việt Nam, tỷ lệ nhóm máu sẽ khác với những quốc gia khác. Cụ thể là:
Tỷ lệ người mang nhóm máu A+, B+, AB+, O+ chiếm khoảng 99,96%. Còn lại là tỷ lệ người mang các nhóm máu A-, B-, AB-, O-. Với tỷ lệ dưới 0,1%, các nhóm máu này chính là những nhóm máu hiếm ở nước ta. Theo thống kê, nhóm máu AB- là nhóm máu hiếm nhất ở Việt Nam. Nhưng nhóm máu O- mới là nhóm máu gặp nhiều rủi ro nhất theo quy luật cho nhận. Vì nhóm máu này chỉ có thể nhận từ chính nó.
Việc mỗi người biết nhóm máu của mình vô cùng quan trọng. Việc này giúp bạn có thể truyền đúng loại máu và giúp đỡ người khác trong những trường hợp tai nạn, phẫu thuật, điều trị bệnh... Các nhóm máu không thể truyền cho nhau một cách tùy tiện. Ví dụ, người mang nhóm máu Rh- có thể truyền máu cho người mang nhóm máu Rh+. Tuy nhiên họ chỉ có thể nhận máu từ nhóm Rh- mà thôi. Các trường hợp truyền nhóm máu không tương thích trước khi khái niệm nhóm máu ra đời đã dẫn đến những phản ứng truyền máu vô cùng nguy hiểm.
Khi biết nhóm máu của mình và tỉ lệ nhóm máu ở Việt Nam, bạn có thể xác định được nhóm máu của mình có phải nhóm máu hiếm không. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro trong cuộc sống khi cần truyền máu. Như bạn đã biết, tỷ lệ người mang nhóm máu hiếm rất thấp. Các bệnh viện hoặc ngân hàng máu thường không dự trữ được lượng máu đủ lớn. Nhiều người bệnh khi cần truyền máu không có máu phù hợp để sử dụng.
Khi biết mình mang nhóm máu hiếm, bạn có thể chủ động liên hệ bệnh viện, tham gia vào các hội nhóm những người mang máu hiếm. Bằng cách này, bạn có thể tự giúp mình và giúp đỡ được người khác khi cần.
Nữ giới biết mình mang nhóm máu hiếm cũng có thể áp dụng các biện pháp phòng tránh biến chứng khi bất đồng nhóm máu mẹ - con để có thể mang thai và sinh con an toàn. Những em bé bất đồng nhóm máu với mẹ khi sinh ra vẫn có thể gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe như vàng da, thiếu máu huyết tán, chậm phát triển... Nếu sớm dự báo được nguy cơ này, người mang nhóm máu hiếm có thể sớm áp dụng các biện pháp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho con.
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn nắm được tỉ lệ nhóm máu ở Việt Nam. Bạn thuộc nhóm máu nào? Nếu chưa biết, bạn nên đến các bệnh viện để làm xét nghiệm xác định nhóm máu càng sớm càng tốt nhé! Ngoài ra, bạn cũng có thể mua các bộ dụng cụ xác định nhóm máu. Tuy nhiên, cách này sẽ không thể giúp bạn biết mình có mang nhóm máu hiếm hay không.
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.