Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tìm hiểu tiêm filler cằm có ảnh hưởng gì không?

Ngày 28/01/2023
Kích thước chữ

Tiêm filler cằm để khắc phục tình trạng cằm ngắn, cằm lẹm, cằm bị lệch là phương pháp thẩm mỹ nhanh chóng, rất được ưa chuộng hiện nay. Tuy nhiên, có không ít người còn thắc mắc không biết tiêm filler cằm có ảnh hưởng gì không. Để tìm hiểu rõ hơn, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Tiêm filler cằm được lựa chọn nhiều nhất để thay đổi khuyết điểm ở cằm mà không cần đến thẩm mỹ dao kéo. Tuy nhiên, người thời gian duy trì không lâu thì tiêm filler cằm có ảnh hưởng gì không

Tìm hiểu chung về tiêm filler cằm

Trước khi đi làm rõ tiêm filler cằm có ảnh hưởng gì không, bạn cũng cần hiểu hơn về tiêm filler cằm là gì. Filler là chất làm đầy được cấu thành từ nhiều thành phần khác nhau. Trong đó, thành phần phổ biến và là thành phần chính là hyaluronic acid. Đến nay, filler đã được nghiên cứu, chứng minh và cấp phép về độ an toàn khi sử dụng trên cơ thể người, không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. 

Tiêm filler là giải pháp cho nhiều bộ phận, chủ yếu làm đầy các vết lõm hoặc các khuyết điểm lõm như cằm ngắn, cằm lệch, cằm bị lẹm, thái dương hóp, môi mỏng, trẻ hóa da,... Trong đó, kĩ thuật tiêm filler cằm được ưa chuộng hơn cả vì có nhiều ưu điểm nổi trội. 

Tìm hiểu tiêm filler cằm có ảnh hưởng gì không 1

Tiêm filler cằm là phương pháp khắc phục cằm lẹm, lệch, ngắn nhanh chóng

Tính đến thời điểm hiện tại, filler hoàn toàn an toàn nhờ thành phần lành tính, các loại filler phổ biến hiện nay có thể kể đến như: 

  • Hyaluronic acid: Đây là loại filler phổ biến hàng đầu vì nhiều tính chất và ưu điểm nổi bật. Thành phần trong loại filler gần giống với chất dịch tự nhiên trong cơ thể nên có khả năng thích nghi cao, nhanh chóng ổn định, khả năng kích ứng thấp. 
  • Canxi hydroxyapatite: Đây cũng là một chất làm đầy tự nhiên có nhiều trong thành phần của xương. Loại filler này thường đặc hơn filler làm từ HA nên thời gian duy trì hiệu quả lâu hơn, kéo dài lên đến 12 tháng hoặc hơn nếu được chăm sóc cẩn thận. Tuy nhiên filler từ CaHA mất nhiều thời gian để ổn định. 
  • Axit poly-L-lactic: Filler làm từ loại axit này được đánh giá cao nhờ khả năng thích ứng sinh học vô cùng nhanh chóng. Ngoài công dụng trong làm đẹp, loại filler này còn được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực y tế. 
  • PMMA: Loại filler chưa quá phổ biến ở Việt Nam nhưng đã được dùng lâu đời trong y khoa của nhiều nước trên thế giới. Ngoài làm đầy tức thì, filler PMMA còn thúc đẩy sản sinh collagen tự nhiên giúp da săn chắc. 
  • Chất làm đầy tự thân: Chất làm đầy tự thân phổ biến nhất hiện nay là cấy mỡ tự thân. Những mô mỡ sẽ được lấy từ những bộ phận tích tụ mỡ dự trữ và cấy vào những vùng da cần làm đầy. 

Tiêm filler cằm có ảnh hưởng gì không? 

Đến thời điểm hiện tại, kĩ thuật tiêm filler chưa ghi nhận tình trạng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Đồng thời cũng chưa có nghiên cứu nào chứng minh vấn đề này nên tạm thời, việc tiêm filler cằm có ảnh hưởng gì không là hoàn toàn không, bạn nhé. 

Các bác sĩ thẩm mỹ cũng cho biết thêm, filler ở bất cứ dạng nào đều có khả năng thích ứng nhanh chóng, đồng thời cực kì an toàn cho làn da cũng như sức khỏe nên bạn không nên quá lo lắng tiêm filler cằm có ảnh hưởng gì không. 

Tuy nhiên cũng không thể loại trừ những rủi ro có thể xảy ra do lỗi kĩ thuật. Số ca bị biến chứng sau khi tiêm filler cằm không nhiều nhưng bạn nên biết để khi nhận thấy dấu hiệu sẽ có cách xử lý kịp thời. Thông thường, rủi ro do tiêm filler cằm thường đến từ các yếu tố khách quan như tay nghề kĩ thuật, chất lượng filler, khả năng thích ứng của cơ thể, cách chăm sóc hàng ngày,... 

Tìm hiểu tiêm filler cằm có ảnh hưởng gì không 2

Tiêm filler cằm có ảnh hưởng gì không? Phương pháp filler khá an toàn

Vậy tiêm filler cằm có ảnh hưởng gì không? Một số biến chứng có thể gặp khi tiêm filler gồm có: 

  • Nổi mụn.
  • Cằm bị lệch, filler không đều dẫn đến gương mặt mất đối xứng.
  • Bầm tím ở vị trí tiêm filler.
  • Tổn thương các tế bào da hoặc để lại sẹo không mong muốn.
  • Vết thương bị nhiễm trùng, viêm nhiễm vết tiêm.
  • Sưng tấy, da chỗ tiêm bị đỏ ửng.
  • Filler bị vón cục, có thể sờ thấy khi chạm vào da.
  • Phát ban cơ thể kèm theo biểu hiện ngứa ngáy.
  • Kết quả thẩm mỹ không như mong đợi. 

Thực tế, bất cứ phương pháp thẩm mỹ nào cũng ẩn chứa những rủi ro, biến chứng đặc trưng. Đối với tiêm filler cằm có ảnh hưởng gì không, những hiện tượng xấu có thể xuất hiện là tương đối nhẹ so với những cách thẩm mỹ khác. Vì thế, sau khi tiêm filler cằm hoặc bất cứ đâu, bạn nên theo dõi tình trạng bản thân thường xuyên, sớm phát hiện ra triệu chứng lạ. 

Quy trình thực hiện tiêm filler cằm như thế nào? 

Sau khi tìm hiểu xong tiêm filler cằm có ảnh hưởng gì không, bạn cũng cần hiểu về quy trình thực hiện tiêm filler cằm. Việc nắm bắt được quy trình chuẩn khi tiêm filler sẽ giúp bạn định hình được chuyên viên thực hiện có đúng quy chuẩn không, kĩ thuật tốt hay không. 

Khi đến những cơ sở thẩm mỹ, làm đẹp và được tư vấn về tiêm filler cằm, bạn sẽ được nói chuyện, lắng nghe tư vấn từ bác sĩ thẩm mỹ. Khi này, bác sĩ thường thực hiện kiểm tra sơ bộ vùng cằm, xác định vấn đề cần cải thiện. Nếu bạn mong muốn hiệu quả thẩm mỹ như thế nào, hãy nói với bác sĩ để được điều chỉnh theo ý muốn hoặc tư vấn thay đổi cho phù hợp. 

Tìm hiểu tiêm filler cằm có ảnh hưởng gì không 3

Quy trình tiêm filler đảm bảo giúp hạn chế biến chứng, tăng hiệu quả

Quy trình tiêm filler cằm gồm có các bước cụ thể như sau: 

  • Bước 1: Thăm khám chuyên khoa bởi bác sĩ thẩm mỹ. Bạn sẽ được kiểm tra sức khỏe tổng quát và chụp chiếu vùng xương hàm, xương cằm để xác định chính xác vấn đề cần khắc phục. 
  • Bước 2: Đánh dấu vị trí tiêm chuẩn xác bởi bác sĩ. 
  • Bước 3: Sát khuẩn vùng da cần tiêm filler bằng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng, đồng thời vệ sinh lại các dụng cụ cần sử dụng.
  • Bước 4: Ủ tê vùng da tiêm filler bằng sản phẩm chuyên dụng trong 30 phút trước khi thực hiện tiêm nhằm hạn chế đau đớn trong quá trình tiêm, nắn điều chỉnh.
  • Bước 5: Thực hiện tiêm filler bởi chuyên viên thẩm mỹ.
  • Bước 6: Làm sạch vùng da sau khi tiêm, vệ sinh với dung dịch sát khuẩn.
  • Bước 7: Theo dõi sức khỏe sau tiêm.
  • Bước 8: Bác sĩ kê đơn thuốc và hướng dẫn cách chăm sóc, vệ sinh và ăn uống khi chăm sóc vết thương ở nhà. 

Hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên đây từ Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn tìm được câu trả lời cho thắc mắc tiêm filler cằm có ảnh hưởng gì không. Khi cần tìm hiểu sâu hơn về tiêm filler cằm hoặc những biến chứng có thể xảy ra, bạn hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên môn trong khi thăm khám. 

Hồng Nhung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin