Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh thủy đậu tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu không được chữa kịp thời dễ gây sẹo trên da. Vậy ba mẹ cần làm gì khi trẻ bị thủy đậu để bệnh chóng khỏi và bé hồi phục nhanh.
Thủy đậu do virut varicella zoster gây ra và nó là một trong những bệnh truyền nhiễm lây lan nhiều nhất ở trẻ em. Con của bạn đã từng mắc phải căn bệnh này chưa? Dù đã từng hay chưa mắc thì các mẹ cũng đừng nên bỏ qua 4 lời khuyên nhằm hạn chế hậu quả mà căn bệnh này gây ra ngay dưới đây.
Sốt là một trong những dấu hiệu của bệnh thủy đậu xuất hiện đầu tiên. Nó có thể xảy ra cùng lúc với đợt mụn đầu tiên, hoặc thậm chí trước phát ban một ngày. Để giảm sốt cho con, bạn có thể cho trẻ dùng acetaminophen hoặc ibuprofen nhưng tuyệt đối không dùng aspirin hoặc các sản phẩm chứa aspirin khác. Chính bởi vì aspirin làm tăng nguy cơ mắc phải hội chứng Reye ở trẻ em, một căn bệnh nghiêm trọng có thể làm hỏng gan và não. Song song với việc dùng thuốc hạ sốt, mẹ cần cho trẻ mặc quần áo nhẹ, thoáng mát và giữ nhiệt độ trong nhà ở mức vừa phải, trong khoảng từ 18°C đến 21°C.
Ngoài ra, ba mẹ đừng quên cho con uống nước thường xuyên, có thể là sữa, nước hoặc các loại nước khác đều được nhằm tránh mất nước cho trẻ. Đồng thời, luôn luôn hỏi ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ gia đình trước khi cho trẻ uống bất cứ loại thuốc nào các mẹ nhé. Các bác sĩ sẽ xác định liều lượng thuốc dựa trên trọng lượng và tuổi của trẻ.
Nói đến thủy đậu thì phát ban đỏ trên da kèm theo cảm giác ngứa ngáy là những dấu hiệu đặc trưng của căn bệnh này. Khi bị ngứa, trẻ thường vô thức lấy tay cãi nhưng các mẹ cần đảm bảo tránh gãi cho em vì hành động này sẽ làm các nốt mụn vỡ ra, gây loét và để lại sẹo tạm thời hoặc vĩnh viễn. Để giảm ngứa, hãy cho bé tắm nước nóng cách 3-4 giờ mỗi lần. Hoặc, mẹ cũng có thể thêm các sản phẩm yến mạch như AVEENO (theo chỉ dẫn sử dụng) hoặc baking soda (khoảng ½ ly) vào nước để tắm cho bé. Trong một số trường hợp, thuốc kháng histamine có thể thực sự giúp giảm ngứa hiệu quả. Tuy nhiên, những lời khuyên từ các dược sĩ là cách tốt nhất trong trường hợp này.
Điều quan trọng không kém mà mẹ cần làm trong quá trình bé mọc thủy đậu đó chính là giữ vệ sinh cho bé. Để tránh các vết rộp khỏi bị nhiễm vi khuẩn, mẹ cần cắt móng tay và rửa tay thường xuyên cho trẻ. Một gợi ý nhỏ là các mẹ hãy cho trẻ đeo găng tay cotton sạch sẽ trước khi ngủ. Cách này làm giảm tình trạng bé gãi trong lúc ngủ. Ngoài ra, mẹ cũng nên lau dọn giường ngủ cho trẻ thường xuyên hơn. Cuối cùng, nếu da bé bị tổn thương, mẹ cần rửa bằng xà phòng sát khuẩn nhẹ sau đó bôi thuốc kháng sinh lên các vùng da và đừng quên băng các vết thương lại.
Đừng ngần ngại cho bé đi khám bác sĩ nếu con bạn đang trong những tình trạng như: bị sốt trên 2 ngày, sốt cao hơn 38.5°C, nếu bé bị nhiễm trùng vết mủ (vết mủ màu đỏ hoặc gây đau đớn khi chạm vào), nếu bé có vẻ như rất đau ốm hoặc tình trạng của bé xấu đi, nếu bé bị cứng cổ và đau đầu dữ dội hoặc nếu bé thấy khó thở.
Trong một số trường hợp, để điều trị thủy đậu ở trẻ em, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng vi rus nhằm giảm triệu chứng và tăng tốc độ lành bệnh. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả tốt nhất mẹ nên cho bé uống các loại thuốc này trong vòng 24 giờ kể từ khi khởi phát bệnh.
Hường
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.