Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Tìm hiểu về bệnh vảy nến và cách chữa mau khỏi

Ngày 11/12/2017
Kích thước chữ

Bệnh vảy nến là bệnh viêm da rất thường gặp. Đây là một bệnh mãn tính, hay tái phát với những mảng da dày, đỏ, có vảy trắng hay bạc. Hãy theo dõi bài viết

Bệnh vảy nến là bệnh viêm da rất thường gặp. Đây là một bệnh mãn tính, hay tái phát với những mảng da dày, đỏ, có vảy trắng hay bạc. Hãy theo dõi bài viết tìm hiểu về bệnh vảy nến dưới đây để có cách điều trị.

1. Nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến

Tìm hiểu về bệnh vảy nến. Hiện nay y học vẫn chưa biết rõ nguyên nhân chính xác gây ra bệnh vảy nến, chỉ nhận thấy bệnh có tính di truyền và liên quan tới yếu tố miễn dịch. Tuy nhiên có một số yếu tố thuận lợi giúp gây ra bệnh như:

  • Căng thẳng kéo dài (stress).
  • Nhiễm khuẩn.
  • Do thuốc: một số loại thuốc: (corticosteroid, beta blockers…) khi sử dụng một thời gian dài có thể phát sinh bệnh vảy nến.
  • Do di truyền…
Tìm hiểu về bệnh vảy nến và cách chữa mau khỏi
Bệnh vảy nến là bệnh viêm da rất thường gặp

2. Triệu chứng và phân loại bệnh vảy nến

Tìm hiểu về bệnh vảy nến thông qua triệu chứng của bệnh. Triệu chứng chung và đặc trưng của bệnh vảy nến là những mảng dày, đỏ được phủ bởi các vảy trắng hay bạc. Ngoài ra, tùy theo vị trí xuất hiện và đặc điểm của các tổn thương, còn có các triệu chứng riêng biệt theo từng dạng bệnh.

  • Vảy nến thể mảng: các mảng da thường xuất hiện ở khuỷu tay, đầu gối và vùng dưới lưng.
  • Vảy nến mụn mủ: xuất hiện những mụn mủ ở vùng da tay và chân.
  • Vảy nến giọt: các tổn thương có dạng giọt nước xuất hiện khắp cơ thể, thường gặp ở trẻ em sau một đợt viêm họng do nhiễm streptococci.
  • Viêm khớp vảy nến: Tìm hiểu về bệnh vảy nến biểu hiện qua các khớp ngón tay, ngón chân hoặc xương sống, đầu gối…bị sưng.
  • Vảy nến móng: móng dày và có những lỗ nhỏ trên bề mặt móng.
  • Vảy nến da đầu: những mảng da dày màu trắng bạc xuất hiện trên da đầu.
  • Vảy nến nếp gấp: thường gặp ở người bị béo phì với các tổn thương ở các vùng nếp gấp của da như: nách, háng, mông…

3. Một số cách chữa bệnh vảy nến

Tìm hiểu về bệnh vảy nến. Cách chữa bệnh vảy nến bệnh vảy nến hiệu quả nhất được nhiều bác sĩ khuyên dùng là ngâm mình (hoặc phần da bị vảy nến) trong nước ấm từ 10 đến 15 phút, sau đó bôi thuốc dưỡng ẩm làm mềm da để giúp da mềm và ẩm hơn.

Tìm hiểu về bệnh vảy nến và cách chữa mau khỏi
Vảy nến thể mảng: các mảng da thường xuất hiện ở khuỷu tay, đầu gối và vùng dưới lưng
  • Để làm mềm da có thể dùng thuốc mỡ axit salixilic giúp bong các vảy nến trên da.
  • Dùng kem chứa thành phần steroid cũng có hiệu quả, tuy nhiên vì loại này cũng có thể gây hại đến da nên cần được hỏi bác sĩ tư vấn xem có thích hợp với loại da của bạn không.
  • Dùng thuốc mỡ chứa thành phần calcipotriene vì nó liên kết với vitamin D và cho kết quả tốt như kem hydrocortisone để điều trị vảy nến.
  • Thuốc mỡ có chứa thành phần nhựa than đá và dầu gội có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh nhưng thuốc này dễ gây tổn thương vùng da xung quanh. Thuốc này bạn cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Đơn thuốc chứa vitamin A thì không có tác dụng bằng steroid nhưng phụ nữ đang ở độ tuổi sinh đẻ thì nên dùng thuốc này hơn.

Lưu ý khi chăm sóc da:

Tìm hiểu về bệnh vảy nến: Khi bạn phơi nắng, dù tia cực tím chưa đủ để làm cháy nắng làn da của bạn nhưng cũng đủ để gây thương tổn cho da, nhất là lúc này da bạn đang bị rối loạn điều tiết sinh ra bệnh vẩy nến. Vì vậy cần tránh tiếp xúc với tia cực tìm càng nhiều càng tốt.

Nếu bệnh ở giai đoạn nặng thì chữa bệnh vảy nến có thể trở nên khó khăn, lúc này bạn có thể bạn chọn phương pháp dùng tia PUVA kết hợp với thuốc trị vậy nến. Tuy nhiên cách này có thể làm tăng nguy cơ ung thư da hơn là bạn dùng tia UVB để điều trị mà cũng cho kết quả tương tự.

Hy vọng với thông tin tìm hiểu về bệnh vảy nến trên đây sẽ phần nào giúp các bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích nhanh chóng phát hiện và điều trị hiệu quả, nhanh chóng loại bỏ bệnh lây lại làn da mềm mại, tránh được những biến chứng nguy hiểm.

Thu Hà

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Vảy nến