Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bạn có biết, một nguyên nhân gây nên bệnh viêm não Nhật Bản chính là do sự truyền nhiễm của muỗi. Muỗi cũng chính là nguyên nhân khiến cho bệnh lý này bùng phát thành dịch. Vậy, muỗi truyền bệnh viêm não Nhật Bản là muỗi gì?
Muỗi Aedes aegypti – nguyên nhân gây bệnh viêm não Nhật Bản
Hiện tại ở Việt Nam đã phát hiện muỗi Cx.vishnui, An.barbumbrosus, An.letifer là muỗi truyềnbệnh viêm não Nhật Bản. Nó cũng có thể là vector truyền giun chỉ w. hancroyti. Bên cạnh đó, Aedes là loài một loài muỗi là vector truyền bệnh sốt Dengue cũng như sốt xuất huyết Dengue. Muỗi Aedes phân bổ ở khắp nơi trên thế giới với khoảng 950 loài khác nhau. Nó phân bố vô cùng phổ biến tại các nước nhiệt đới như Việt Nam. Muỗi Aedes aegypti là vector gây dịch sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue quan trọng nhất hiện nay.
Ở Việt Nam ta, Aedes aegypti phân bố ở cả các thành phố cũng như thị trấn nhưng nhiều nhất là ở các vùng quê ven biển, vùng đồng bằng, nông thôn, miền núi… Loại muỗi truyền bệnh viêm não Nhật Bản này có muỗi cái thích đẻ trứng tại những dụng cụ chứa nước như trong chum, vại, nơi đọng nước mưa như ống máng, kẽ lá, ống nứa, chậu cảnh, mảnh bát vỡ,…
Muỗi này hút máu nhiều loại động vật, và đặc biệt ưa thích hút máu người. Muỗi thường có xu hướng hút máu vào ban ngày và ban đêm chúng sẽ tìm những chỗ tối và kín để ẩn náu như: trên quần áo, chăn màn.
Loại muỗi truyền bệnh viêm não Nhật Bản Ae. aegypti phát triển quanh năm và đặc biệt là vào những tháng có mưa, nhiệt độ nóng. Thông thường ở miền Bắc thì vào tháng 4 sẽ bắt đầu phát triển và đỉnh cao chính là tháng 10, 11. Còn ở các tỉnh miền Trung cũng như Tây nguyên sẽ có xu hướng phát triển sớm hơn.
Ae. aegypti có khả năng chịu đựng cao với hóa chất diệt côn trùng nên nếu bạn có phun thuốc diệt muỗi thì tỉ lệ sống sót của chúng vẫn rất cao. Tuy nhiên, hiện nay chúng vẫn còn nhạy cảm với hóa chất thuộc nhóm perithroid tổng hợp. Nên bạn có thể phụ chất này để tiêu diệt chúng.
Muỗi Culex tritaeniorhynchus: vector chính truyền bệnh viêm não Nhật Bản B
Bên cạnh muỗi Ae. Aegypti thi muỗi Culex tritaeniorhynchus cũng chính là một vecto truyền dịch viêm não Nhật Bản B. Ở Việt Nam ta, muỗi này cũng phân bổ ở nhiều nơi nhất là những khu vực nông thôn. Culex tritaeniorhynchus ưa nước trong vì thế bạn có thể tìm thấy nó ở những ruộng lúa nước, mương rãnh cũng như những nơi chứa nước.
Muỗi này hút máu người cũng như máu súc vật (trâu, bò, lợn) và chúng thường hút vào ban đêm. Sau khi hút máu xong chúng thường trú đậu và tiêu máu ở ngoài nhà. Loại muỗi này cũng phát triển quanh năm và chúng phát triển mạnh nhất vào tháng 4 đến tháng 9, đỉnh cao là các tháng 4, 5, 6.
Bệnh viêm não Nhật Bản do muỗi là tác nhân truyền bệnh chính vì thế chúng ta cần có nhìn nhận đúng đắn trong việc vệ sinh môi trường, tiêu diệt muỗi. Muỗi truyền bệnh viêm não Nhật Bản sẽ gây nên nhiều tác dụng hệ lụy cho cuộc sống. Hãy, tiêu diệt muỗi và đảm bảo vệ sinh môi trường bạn nhé!
Diệu Linh
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.