Mỗi năm số lượng trẻ mắc bệnh viêm não Nhật Bản ngày càng tăng đặc biệt và khoảng tháng 6-9 tập trung nhiều ở khu vực miền Bắc. Nếu như không có hướng phòng bệnh thích hợp thì khả năng cao sẽ tạo thành các ổ dịch viêm não Nhật Bản.
Tại bệnh viện nhi trung ương chỉ riêng trong tháng 6 năm 2017 đã có hơn 22 ca trẻ viêm não Nhật Bản phải nhập viện điều trị.
Tại bệnh viện nhi trung ương chỉ riêng trong tháng 6 năm 2017 đã có hơn 22 ca trẻ viêm não Nhật Bản
Đa phần những trẻ nhập viện đều có biểu hiện chung như: sốt cao, mẹ tự ý cho bé uống thuốc hạ sốt nhưng không mấy hiệu quả, trẻ liệt, yếu cơ thể, nặng nhất là hôn mê. Tất cả các bé đều chỉ mới trên 5 tuổi.
Năm 2017 là năm xuất hiện nhiều ổ dịch viêm não Nhật Bản tại các tỉnh thành phố ở miền bắc.
1. Đề phòng biến chứng liệt trong viêm não Nhật Bản
Chương trình tiêm chủng mở rộng đã phát động nhiều chiến dịch tiêm bổ sung vacxin viêm não Nhật Bản tại các tỉnh có những nguy cơ mắc bệnh, tiêm cho những trẻ chưa từng tiêm, hoặc không có kháng thể kháng virus viêm não Nhật Bản. Chương trình bắt đầu triển khai từ năm 2015 tại các địa điểm xã, phường. Tuy nhiên đến năm 2017 dịch viêm não Nhật Bản lại bùng phát dữ dội. Vậy lí do tại sao?
Theo một chuyên gia trong lĩnh vực tiêm chủng cho biết: từ trước đến nay tiêm chủng theo kiểu số lượng, có khoảng 80-90% trẻ đã được tiêm ngừa nhưng các bé chưa có miễn dịch cũng rất lớn.
Bệnh viêm não Nhật Bản nên được điều trị ở bệnh viện
Theo trưởng khoa truyễn nhiễm bệnh viện nhi trung ương, ông Nguyễn Văn Lâm cho biết rằng những bé viêm não Nhật Bản có tỉ lệ tử vong hay di chứng nghiêm trọng chiếm ¼ trên tổng số trẻ mắc bệnh. Biến chứng thường gặp nhất là yếu, liệt, tổn thương thần kinh, tâm thần…
2. Phải tuân thủ lịch tiêm chủng mở rộng
Tại bệnh viện nhi đồng Cần Thơ, bệnh viện cũng có lúc tiếp nhận nhiều trẻ mắc bệnh viêm não Nhật Bản. Nguyên nhân hầu hết là do không tiêm phòng Vacxin hoặc có tiêm nhưng lại không tiêm nhắc lại lần 3.
Tính vào năm 2017 có đến khoảng hơn 50 ca nhập viện, bởi mùa dịch viêm não Nhật bản là cao điểm nhất thông thường là từ tháng 6-8. Bởi khoảng thời gian này thích hợp cho những mầm bệnh virus sinh sôi nảy nở phát triển theo số đông.
Nên cho trẻ tiêm chủng mở rộng đúng lịch
Thế nên cách bảo vệ sức khỏe con bạn tốt nhất để tránh các triệu chứng nguy hiểm là phòng ngừa muỗi đốt và tiêm chủng vacxin phòng bệnh viêm não Nhật Bản. Lưu ý phải tiêm đủ 3 mũi lúc trẻ 1 tuổi, sau 2 tuần đến lịch chích ngừa viêm não Nhật Bản mũi 2 và nhắc lại sau 5 năm. Việc tiêm nhắc lại rất quan trọng, vì có thể cơ thể bé qua thời gian sẽ không còn các kháng thể miễn dịch.
Có không ít người cho rằng bệnh này là một bệnh đáng sợ, nếu như vào mùa hè, muỗi mang bệnh đốt bạn trong khi chưa có miễn dịch thì khả năng cao là sẽ có các triệu chứng viêm não ngay sau đó. Trẻ có thể liệt, nói khó, nói ngọng, rối loạn thần kinh vận động, tâm thần, trí tuệ…
Để ngăn ngừa tạo thành các ổ dịch viêm não Nhật Bản thì các mẹ cần phòng ngừa chặt chẽ nhưng đối tượng mang mầm bệnh cũng như tiến hành cho con mình tiêm phòng, diệt các bọ gậy, loăng quăng xung quanh mình. Luôn tạo môi trường thoáng mát để con mình được luôn được khỏe mạnh.
Thanh Hiền