Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tìm hiểu về chứng suy nhược cơ thể khi mang thai

Ngày 27/04/2022
Kích thước chữ

Mang thai và sinh con là một quá trình lấy đi không ít sức lực của người phụ nữ. Đặc biệt, tình trạng suy nhược cơ thể khi mang thai khiến nhiều chị em căng thẳng, lo lắng gây ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Lúc này, phòng ngừa và điều trị chứng suy nhược cơ thể trở thành việc làm cần thiết để giúp các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh.

Suy nhược cơ thể khi mang thai là hiện tượng rối loạn phức tạp gây mệt mỏi khó chịu cho mẹ bầu. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần, đồng thời tác động không tốt đến thai nhi.

Nguyên nhân gây suy nhược cơ thể ở các mẹ bầu

Di truyền

Nếu gia đình có người từng bị suy nhược thì thì nguy cơ bệnh lý này xảy ra ở các mẹ bầu là tương đối cao. Triệu chứng bệnh cũng có thể xuất hiện nếu bạn có tiền sử bị suy nhược trước đó.

Suy giảm hệ miễn dịch

Giai đoạn đầu thai kỳ, các mẹ bầu thường bị ốm nghén, ăn uống khó khăn, chán ăn… Điều này dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu chất, hấp thu các chất dinh dưỡng kém gây suy giảm hệ miễn dịch. Hiện tượng này kéo dài có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe các mẹ bầu, nặng hơn là dẫn đến suy nhược cơ thể.

Tìm hiểu về chứng suy nhược cơ thể khi mang thai

Suy giảm hệ miễn dịch thường khiến phụ nữ mang thai bị suy nhược cơ thể

Phản ứng phụ khi dùng thuốc tây

Việc dùng thuốc tây có thể gây một số tác dụng phụ như mệt mỏi, đau cơ… Nếu triệu chứng này xuất hiện liên tiếp 3 – 4 tuần có thể sẽ dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể cho phụ nữ mang thai.

Bị căng thẳng thường xuyên

Ngoài áp lực công việc mẹ bầu còn có thể đối mặt với nhiều yếu tố gây căng thẳng thường xuyên như: Mất cân bằng hormone, thay đổi vóc dáng, vợ chồng không hòa thuận, áp lực kinh tế… Lâu dần, những điều này khiến cho tâm lý phụ nữ mang thai bị ảnh hưởng dẫn đến lo lắng buồn bã kéo dài gây suy nhược cơ thể.

Suy nhược cơ thể khi mang thai còn có thể xuất hiện do một số nguyên nhân khác như: Gặp chấn thương, mắc bệnh tuyến giáp, bệnh mất ngủ, trầm cảm,…

Dấu hiệu nhận biết suy nhược cơ thể ở phụ nữ mang thai

Các triệu chứng suy nhược cơ thể thường gặp ở phụ nữ mang thai có thể kể đến như:

  • Mệt mỏi trong thời gian dài và không thể hồi phục ngay cả khi đã nghỉ ngơi, thư giãn.
  • Cơ thể luôn trong tình trạng kiệt sức, yếu đuối, chân tay không có sức.
  • Chán ăn, ăn không ngon, sụt cân.
  • Đau đầu khi mang thai, chóng mặt, hoa mắt, choáng váng… thậm chí là ngất xỉu.
  • Ngủ không sâu giấc hay gặp tình trạng khó ngủ, mất ngủ.
  • Thay đổi tâm lý thất thường, dễ nổi nóng, cáu gắt.
  • Thiếu chú ý và tập trung trong công việc và học tập, khả năng ghi nhớ kém.
  • Giảm hứng thú với chuyện “chăn gối”.

Mẹ bầu bị suy nhược ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Một số thống kê đã chỉ ra rằng, suy nhược cơ thể ở phụ nữ chiếm khoảng 80%, trong đó có đến 20 – 30% xảy ra ở các mẹ bầu.

Suy nhược cơ thể khiến sức khỏe của mẹ bầu yếu hơn, ảnh hưởng đến vị giác và có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng nghiêm trọng. Thai nhi không được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thì cơ thể không được phát triển toàn diện. Điều này làm tăng nguy cơ suy thai, sảy thai, trẻ khi sinh ra có khả năng cao mắc các dị tật bẩm sinh và bệnh còi xương.

Tìm hiểu về chứng suy nhược cơ thể khi mang thai

Mẹ bị suy nhược sẽ khiến con dễ bị suy dinh dưỡng

Phòng ngừa suy nhược cơ thể ở phụ nữ mang thai

Vì những ảnh hưởng nguy hiểm đến thai nhi của chứng suy nhược cơ thể nên việc phòng tránh bệnh lý này cho phụ nữ mang thai là vô cùng cần thiết. Một số gợi ý sau đây có thể giúp bạn ngăn ngừa bệnh và có một thai kỳ khỏe mạnh hơn:

Cải thiện chế độ ăn uống

Ăn uống không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn góp phần cải thiện tình trạng bệnh.

Phụ nữ mang thai cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng vừa khỏe cho mẹ lại tốt cho bé. Thực đơn nên bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả tươi, cũng như các thực phẩm giàu các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó, các mẹ bầu cũng phải ăn đúng và không bỏ bữa để tránh tình trạng suy nhược cơ thể do thiếu chất.

Nếu cảm thấy ăn uống gặp khó khăn thì hãy bổ sung thêm các loại sữa, thực phẩm chức năng để bồi bổ sức khỏe, thải độc cơ thể và tăng cường sức đề kháng.

Uống đủ nước

Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày giúp bạn cung cấp đủ lượng nước cần thiết để cơ thể có thể hoạt động một cách tốt nhất. Đồng thời, việc này còn giúp phụ nữ mang thai tăng cường khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa các bệnh lý một cách hiệu quả nhất.

Tìm hiểu về chứng suy nhược cơ thể khi mang thai

Phụ nữ mang thai nên bổ sung nước thường xuyên

Giữ tâm lý thoải mái

Sức khỏe rất quan trọng với phụ nữ mang thai, vì vậy bạn nên tránh những công việc gây áp lực khiến bản thân căng thẳng. Hãy chọn những công việc nhẹ nhàng để làm và dành thời gian nghỉ ngơi, du lịch mua sắm để giữ tinh thần thoải mái, tránh lo âu và mệt mỏi kéo dài.

Ngủ đủ giấc

Mẹ bầu nên ngủ đủ giấc, tạo thói quen đi ngủ đúng giờ. Buổi tối nên đi ngủ trước 21h, buổi trưa dành thời gian nghỉ ngơi tầm 30 phút - 1 tiếng. Điều này giúp cơ thể luôn trong trạng thái ổn định, lấy lại năng lượng và hoạt động tốt hơn.

Vận động, tập thể dục thường xuyên

Các bài tập vận động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga rất có hiệu quả trong việc giải tỏa căng thẳng cho các mẹ bầu dành thời gian tập thể dục đều đặn từ 30 – 40 phút mỗi ngày sẽ giúp cơ thể khỏe khoắn hơn, đồng thời hỗ trợ tốt hơn cho sự phát triển thai nhi trong giai đoạn này.

Đặc biệt, với những trường hợp phụ nữ mang thai bị lo lắng căng thẳng quá mức cần đến gặp bác sĩ tư vấn tâm lý để nói chuyện. Bác sĩ sẽ thăm khám để giúp bạn tìm ra nguyên nhân và cách giải quyết. Đồng thời khiến bạn bình tĩnh hơn và kiểm soát được hành vi của bản thân.

Tìm hiểu về chứng suy nhược cơ thể khi mang thai

Những bài tập nhẹ nhàng sẽ giúp phụ nữ mang thai hạn chế bị suy nhược cơ thể

Những thông tin tổng hợp trên đây hy vọng giúp các mẹ bầu hiểu thêm về chứng suy nhược cơ thể khi mang thai. Nếu bạn đã chủ động phòng tránh nhưng bệnh vẫn xuất hiện mà còn kèm theo các triệu chứng bất thường như: Ho, mệt mỏi khi mở miệng, ăn uống vướng víu, bị nghẹn, nôn mửa… Bà bầu cần ngay lập tức hãy đến cơ sở y tế để khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Minh QA

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm